Ung thư tuyến nước bọt có lây không?

Khi nhắc đến ung thư tuyến nước bọt, mọi người thường có tâm lý sợ hãi do nghĩ bệnh có thể lây truyền, đặc biệt qua đường hô hấp. Vậy thực tế, ung thư tuyến nước bọt có lây không?

Bạn đang đọc: Ung thư tuyến nước bọt có lây không?

1. Bệnh ung thư tuyến nước bọt có lây không?

Ung thư tuyến nước bọt có lây không?

Ung thư tuyến nước bọt không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt và tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn. Nước bọt làm cho thức ăn ẩm, giúp bạn nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn, làm sạch miệng… Ung thư tuyến nước bọt là bệnh ung thư thuộc khu vực đầu cổ, xuất phát từ sự phát triển bất thường của bất kì tế bào nào tại các vị trí như tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới hàm.

Bệnh ung thư tuyến nước bọt có lây không? Cơ chế phát sinh ung thư tuyến nước bọt là do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp ADN. Ung thư tuyến nước bọt không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Theo đó, các hành vi như ôm, hôn, ăn uống chung, bắt tay, nói chuyện… với bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt sẽ không làm bạn mắc bệnh. Chính vì vậy, tâm lý xa lánh, ngại tiếp xúc và kì thị bệnh nhân mắc ung thư là hoàn toàn không có căn cứ và cơ sở.

2. Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt là gì?

Khi câu hỏi bệnh ung thư tuyến nước bọt có lây không được giải đáp, nhiều người lại thắc mắc không biết nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì. Thực tế, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến nước bọt nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

2.1. Tuổi tác, giới tính

Ung thư tuyến nước bọt có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở người lớn tuổi. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

2.2. Tiếp xúc với bức xạ

Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu?

Ung thư tuyến nước bọt có lây không?

>>>>>Xem thêm: Quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi

Những người đã từng xạ trị vùng đầu cổ có nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt cao hơn những người khác

Những người đã từng tiến hành xạ trị khu vực vùng đầu cổ hay phơi nhiễm phóng xạ có nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt cao hơn nhiều so với những người bình thường.

2.3. Tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến nước bọt

Nếu có người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến nước bọt thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.

2.4. Làm việc trong môi trường độc hại

Những người làm việc trong môi trường độc hại như khai thác khoáng sản, các sản phẩm nhựa, cao su… có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.

2.5. Chế độ ăn thiếu khoa học

Một số nghiên cứu chỉ ra, những người có chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít rau xanh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt…

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị các bệnh ung thư vùng đầu cổ là TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư vùng đầu cổ cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *