Ung thư tuyến tụy: nhiều người chết rất nhanh sau chẩn đoán

Người đồng sáng lập ra Apple, Steve Jobs cũng được chẩn đoán căn bệnh này. Đây là loại ung thư có độ ác tính cao, và đa số người bệnh tử vong rất nhanh sau khi được chẩn đoán. Vì sao lại như vậy?

Bạn đang đọc: Ung thư tuyến tụy: nhiều người chết rất nhanh sau chẩn đoán

Ung thư tuyến tụy: nhiều người chết rất nhanh sau chẩn đoán

Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, dễ gây tử vong.

Tuyến tụy tiết ra kích thích tố và enzyme để tiêu hóa chất béo của chúng ta. Một trong những hormon đó là insulin, giúp cơ thể sử dụng đường trong máu hơn là chất béo làm năng lượng. Mức độ của nó thấp ở bệnh nhân tiểu đường, những người bị đường huyết cao bất thường.

Chỉ có 20% số người mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được 1 năm sau chẩn đoán, và nó là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong do ung thư tại Mỹ. Một số ít trường hợp, chẳng hạn như Steve Jobs may mắn sống được 7 năm sau chẩn đoán, đó là do ông được chẩn đoán loại ung thư tuyến tụy ít ác tính hơn, ung thư tế bào ngoại tiếp tuyến tụy

—–>>> Tham khảo: ung thư tuyến tụy sống được bao lâu.

Tại sao ung thư tuyến tụy lại “giết người” nhanh như vậy?

Tìm hiểu thêm: 3 cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả nàng đã biết chưa?

Ung thư tuyến tụy: nhiều người chết rất nhanh sau chẩn đoán

Vị trí của tuyến tụy rất gần với những mạch máu lớn, do vậy khó can thiệp bằng phẫu thuật.

Ung thư tuyến tụy thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn vì nó không gây ra bất cứ triệu chứng nào cho đến khi lây lan rộng. Giảm cân, bụng đau, vàng da (do tích tụ chất độc trong gan) là triệu chứng phổ biến nhất xuất hiện ở giai đoạn muộn, thường là khi ung thư đã di căn.

Chỉ có khoảng 10 đến 15% ung thư tuyến tụy được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và có thể phẫu thuật. Tuy nhiên, ngay cả ở bệnh nhân có thể phẫu thuật thì khả năng tái phát cũng rất cao. Chỉ có 25-30% bệnh nhân còn sống sau 5 năm phẫu thuật. Các bác sĩ cho biết, khi phẫu thuật cần phải lấy ra 95% tuyến tụy và phần chứa khối u, họ chỉ để lại 1 phần nhỏ tụy để phục vụ chức năng sản xuất insulin. Bởi vậy, khi tuyến tụy không còn đầy đủ, nó sẽ không thể thực hiện các chức năng bình thường.

Những trường hợp khối u lan ra ngoài tuyến tụy không thể phẫu thuật được, hoặc đôi khi giai đoạn sớm cũng khó phẫu thuật do nó liên quan đến những mạch máu lớn, tĩnh mạch, động mạch. Nếu khối u bao quanh những mạch máu đó, thì không thể nào lấy được khối u ra.

Ung thư tuyến tụy: nhiều người chết rất nhanh sau chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: 5 Cách tầm soát ung thư vú phổ biến hiện nay

Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy rất mơ hồ và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn bao gồm: vàng da, giảm cân, đau bụng…

Do bản chất của tế bào khối u tuyến tụy, vị trí khó can thiệp điều trị, khả năng tái phát cao, ảnh hưởng đến gan và từ đó gây tử vong cho người bệnh. Trong trường hợp không thể phẫu thuật, thì hóa trị và xạ trị sẽ là phương pháp chính, có vai trò làm thu nhỏ khối u, chậm tiến trình phát triển của bệnh, giảm đau và giảm các triệu chứng khác.

Theo bác sĩ Hương – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: ung thư tuyến tụy là bệnh rất nguy hiểm bởi phát hiện muộn, khó điều trị. Hút thuốc lá và tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tụy chính là những nguy cơ lớn nhất gây ung thư tuyến tụy. Do vậy, để phòng bệnh, chúng ta không nên hút thuốc lá. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này có thể tư vấn bác sĩ để sàng lọc ung thư tuyến tụy, giúp phát hiện bệnh sớm.

Để đặt lịch khám, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *