Ung thư vòm họng là một loại ung thư hiếm gặp ở Châu Âu, nhưng thường gặp ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm do vị trí của vòm họng không dễ để nhìn thấy, hơn nữa các triệu chứng thường giống với các điều kiện thông thường khác.
Bạn đang đọc: Ung thư vòm họng: bệnh khó phát hiện
1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng?
Nhiễm virus EBV lâu dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Nguyên nhân chính xác của ung thư vòm họng chưa được biết, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:
– Là người gốc miền Nam Trung Quốc hay Bắc Phi có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn
– Chế độ ăn uống bao gồm nhiều cá muối, thịt muối
– Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) dai dẳng
– Thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ tại môi trường làm việc
– Có người thân gần gũi từng mắc ung thư vòm họng như cha mẹ, anh chị em
– Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới, và thường gặp ở những người trong độ tuổi 50
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm họng
Ù tai, hoặc đột nhiên bị mất thính lực ở 1 bên tai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng.
Dấu hiệu ung thư vòm họng thường khó nhận biết, do nó khá giống với các điều kiện ít nghiêm trọng khác. Nhiều người bị ung thư vòm họng không có bất kỳ triệu chứng nào cho tới giai đoạn cuối.
Các triệu chứng của ung thư vòm họng có thể bao gồm:
– Xuất hiện một khối u ở cổ
– Tự nhiên mất thính giác (thường chỉ ở một bên tai)
– Ù tai
– Nghẹt mũi
– Chảy máu cam
Bạn nên tới ngay bệnh viện nếu có các triệu chứng kể trên kéo dài một vài tuần.
3. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Tìm hiểu thêm: Tư thế nằm và ngồi đúng cách trong 3 tháng đầu mang thai
Xạ trị là phương pháp điều trị chính cho ung thư vòm họng.
Phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng vì vùng vòm họng rất khó tiếp cận để phẫu thuật. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là xạ trị.
Xạ trị có thể được sử dụng riêng cho ung thư giai đoạn đầu, hoặc kết hợp với hóa trị cho những người bị ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ thường sử dụng xạ trị chùm tia bên ngoài.
Trong một số trường hợp ung thư vòm họng tái phát sau điều trị, người bệnh có thể phải xạ trị nội bộ-nguồn phóng xạ đặt trong hoặc gần khu vực ung thư.
Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần thường xuyên theo dõi sự phục hồi và kiểm tra đề phòng ung thư tái phát.
4. Tiên lượng ung thư vòm họng
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về ung thư gan ở nam giới
Sự hợp tác giữa Bệnh viện Thu Cúc và đội ngũ bác sĩ Singapore mang lại cơ hội chữa bệnh với những tiến bộ y học từ Singapore ngay tại Việt Nam.
Tiên lượng ung thư vòm họng phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Xạ trị một mình có thể giúp chữa khỏi nhiều trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng gây ra rất ít triệu chứng, do đó đa số các trường hợp được chẩn đoán muộn.
Đối với những giai đoạn muộn hơn, việc kết hợp giữa 2 phương pháp hóa trị và xạ trị cũng có thể giúp chữa khỏi bệnh, nếu ung thư chưa lây lan ra ngoài vùng đầu và cổ.
Đối với những trường hợp phát hiện muộn khi khối u đã lây lan rộng, tiên lượng thường kém.