Đối với bệnh ung thư vú, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên, có một vấn đề mà hầu hết phụ nữ đều băn khoăn: nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hay phẫu thuật cắt bỏ khối u để bảo toàn vú? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của 2 phương pháp này để có quyết định phù hợp.
Bạn đang đọc: Ung thư vú: Nên cắt bỏ hay bảo toàn vú?
Phẫu thuật loại bỏ tuyến vú (mastectomy) là phương pháp phẫu thuật loại bỏ một hoặc cả hai vú. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ tất cả các mô vú và các hạch bạch huyết gần đó. Trong khi đó, phẫu thuật bảo toàn vú (phẫu thuật cắt bỏ khối u – lumpectomy) chỉ loại bỏ các khối u và một phần của các mô vú xung quanh, do đó bầu vú vẫn còn nguyên vẹn.
Hầu hết phụ nữ phù hợp để phẫu thuật bảo toàn vú cũng có thể lựa chọn cắt bỏ tuyến vú. Sự lựa chọn giữa hai phương pháp có thể là một quyết định rất khó khăn. Phẫu thuật bảo toàn vú có thể giúp phụ nữ tự tin hơn, phục hồi sức khỏe nhanh hơn, nhưng cắt bỏ tuyến vú lại khiến người bệnh cảm thấy yên tâm rằng ung thư đã loại bỏ hoàn toàn.
So sánh về tỷ lệ sống và tỷ lệ tái phát ở 2 phương pháp
Những người phù hợp cho phẫu thuật bảo toàn vú cũng có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng:
Tỷ lệ sống sau 10 năm ở những người đã cắt bỏ tuyến vú và phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp xạ trị là như nhau.
Tỷ lệ di căn xa (ung thư vú lây lan vượt ra ngoài các hạch bạch huyết) cũng không khác nhau giữa hai nhóm.
Tỷ lệ tái phát tại chỗ cho những người cắt bỏ khối u cao hơn một chút so với những người cắt bỏ tuyến vú. Tuy nhiên, tỷ lệ sống không khác nhau.
Nhìn chung, phẫu thuật bảo tồn vú và xạ trị mang lại hiệu quả tương đương so với cắt bỏ vú.
Để giúp người bệnh có quyết định phù hợp nhất, chúng ta hãy cùng phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
Ưu điểm và nhược điểm của phẫu thuật bảo toàn vú
Theo các bác sĩ khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, phẫu thuật bảo toàn vú có ưu thế là kết quả thẩm mỹ tốt hơn, phụ nữ hài lòng hơn về cơ thể mình, quan hệ vợ chồng ít bị ảnh hưởng, thời gian phục hồi nhanh. Đặc biệt, người bệnh không cần trải qua phẫu thuật tái tạo vú hoặc phải đeo bộ phận giả trang bên ngoài.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm, đó là cần phải xạ trị sau phẫu thuật bởi nó giảm nguy cơ tái phát và cải thiện tỷ lệ sống. Tuy nhiên, xạ trị có thể là một quá trình lâu dài, hầu hết phụ nữ được xạ trị trong vòng 5-6 tuần và có một số tác dụng phụ. Ngoài ra phẫu thuật bảo toàn đôi khi không thể cắt bỏ hết toàn bộ khối u, tế bào ung thư có thể còn sót ở các lề mép phẫu thuật, và nếu tái phát người bệnh phải cắt bỏ cả vú.
Ưu, nhược điểm của cắt bỏ tuyến vú
Tìm hiểu thêm: 4 điều quan trọng về mụn cóc sinh dục bạn cần biết
TS.BS Pactricia Kho (mặc áo màu đen) cùng các bác sĩ Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc đang thăm khám sức khỏe của bệnh nhân ung thư.
Cắt bỏ tuyến vú giúp người bệnh có cảm giác yên tâm rằng ung thư đã được loại bỏ hoàn toàn, nguy cơ tái phát thấp hơn, và người bệnh không cần xạ trị nhiều lần sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, cắt bỏ tuyến vú mất nhiều thời gian để phục hồi và để lại nhiều tác dụng phụ (như đau mạn tính). Hơn nữa, loại bỏ vĩnh viễn một vú, sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm về diện mạo mới của mình. Sau khi cắt bỏ tuyến vú, người bệnh có thể phẫu thuật tái tạo vú, hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Cũng theo các bác sĩ Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hay bảo toàn vú còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh (mức độ xâm lấn), mong muốn của người bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể, tuổi tác, vv…
Trường hợp của bà N.T.L (70 tuổi) là một ví dụ. Bà L phát hiện ung thư vú giai đoạn IIIB, điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc bởi TS.BS Pactricia Kho (1 trong 14 bác sĩ Singapore đang hợp tác điều trị tại Thu Cúc). Sau khi chẩn đoán, bác sĩ Kho và các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc đã hội chẩn, trường hợp của bà L do khối u kích thước lớn (7x9cm), giai đoạn bệnh khá muộn, tuổi tác cao, nên bác sĩ đã chỉ định điều trị trước tiên là truyền hóa chất để hạ giai đoạn bệnh, thu nhỏ khối u, sau đó mới xét đến khả năng phẫu thuật cắt bỏ khối u và vét hạch. Mục tiêu điều trị là chữa khỏi bệnh. Hiện tại, sức khỏe của bà N.T.L phục hồi tốt và ổn định.
>>>>>Xem thêm: Đau mạn sườn phải – cảnh giác với ung thư gan
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc.
TS.BS Pactricia Kho là bác sĩ hàng đầu Singapore, nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư ở phụ nữ như ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, phổi, vv… Bà đã điều trị thành công cho hàng ngàn trường hợp ung thư trên thế giới. Hiện nay, bà đang hợp tác điều trị tại Khoa Ung bướu Singapore– Bệnh viện Thu Cúc. Theo đó, người bệnh ung thư có cơ hội tư vấn và điều trị trực tiếp với bác sĩ Singapore, cùng phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore mà không phải ra nước ngoài.
Chất lượng điều trị ung thư tại Thu Cúc được đánh giá là tương đương Singapore, trong khi chi phí thấp hơn nhiều, hạn chế khó khăn về đi lại, ăn ở so với điều trị tại Singapore. Ngoài ra, khi điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh còn được bảo hiểm chi trả một phần chi phí, giống như các bệnh viện công khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.