Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England (Anh) cho biết, uống 1-5 cốc sữa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút đến 43%.
Bạn đang đọc: Uống sữa giảm nguy cơ mắc bệnh gút hiệu quả
1. Gút là bệnh gì?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh sẽ bị các cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là tình trạng sưng đỏ, bệnh nhân không cử động được vì đau.
Người bệnh sẽ bị các cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp.
2. Triệu chứng của bệnh gút
Ở thời kỳ đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng cao không có triệu chứng thì gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ uric tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ những tinh thể urat tạo ra những cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra từ từ, những cơn đau kéo dài đến dai dẳng và hay tái phát vào đêm tối. Có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng như:
2.1. Triệu chứng lâm sàng
– Đau khớp gối: Triệu chứng đau xảy ra chủ yếu ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, háng và khuỷu tay. Các khớp ở cổ tay, vai và khung xương chậu có tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu tiên sau khi khởi phát.
– Đau dữ dội, kéo dài: Sau lần đau đầu tiên của đợt cấp tính, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau dữ dội trong tuần tiếp theo đó, cơn đau kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần lễ, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
– Viêm và tấy đỏ: Vùng khớp bị tổn thương trở nên sưng, đau, viêm và đỏ.
– Giới hạn phạm vi vận động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn sẽ không thể vận động khớp bình thường.
2.2. Thể mạn tính
Do không được điều trị nên việc tăng acid uric kéo dài gây lắng đọng ở các cơ quan tổ chức gây hình thành các u cục (hạt tophi; viêm khớp mạn tính tiến triển gây thoái hoá khớp, sỏi niệu quản, viêm thận mạn, suy thận, tăng huyết áp; viêm tụy, viêm túi thanh mạc…). Xét nghiệm acid uric máu lúc nào cũng tăng, có tổn thương xương khớp trên hình ảnh XQ.
3. Nguyên nhân phát bệnh gút
Bình thường chỉ số acid uric trong máu được giữ ở ngưỡng ổn định với nam giới 210 – 420 mmol/L và 150 – 350 mmol/L với nữ giới. Khi thận không đào thải đủ acid uric hoặc khi cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc có vấn đề trong quá trình tạo ra acid uric dẫn đến nguy cơ bị bệnh gút.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết bệnh viêm chu vai và cách điều trị
Xét nghiệm acid uric trong máu giúp nhận biết bệnh gút.
Các tinh thể urat thừa có thể tích tụ trong xương của bạn suốt nhiều năm mà không hề gây ra đau đớn. Các tinh thể này có kích thước nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch làm sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo nên những cơn gút cấp.
Purine là chất tự nhiên có ở trong thực phẩm, mỗi một loại thực phẩm lại có lượng purine khác nhau. Tuy nhiên ở một vài loại thịt, trứng, cá… có chứa hàm lượng chất này cao. Khi hấp thụ purine, cơ thể con người sẽ sản sinh ra một chất gọi là acid uric. Nếu chúng ta có nhiều thực phẩm giàu purine đồng nghĩa với việc sản xuất acid uric dư thừa.
4. Uống sữa giảm nguy cơ mắc bệnh gút?
4.1. Uống sữa giảm nguy cơ mắc bệnh gút hay không?
Nghiên cứu này do nhóm bác sĩ của Bệnh viện Massachusetts General thực hiện, nhằm đưa ra chế độ dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh gút. Kết quả cho thấy, việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn và thịt cừu sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút tới 21%. Nếu ăn hải sản mỗi tuần thì nguy cơ tăng lên 7%. Tuy nhiên, uống 1-5 cốc sữa mỗi ngày lại giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút đến 43%.
>>>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh từ chính đôi bàn tay của bạn
Uống sữa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút hiệu quả.
Không ít người bị gút quan niệm rằng, cùng với thịt đỏ và hải sản, sữa là nguyên nhân khởi phát bệnh gút. Những lời khuyên truyền miệng này khiến họ phải ăn uống kiêng khem khổ sở, nhưng lại bỏ qua nguồn thực phẩm lành mạnh từ sữa. Kết quả nghiên cứu này đã “minh oan” cho sữa và các chế phẩm từ sữa, rằng đây không phải là nguyên nhân gây bệnh gút.
Ngược lại, sữa và các chế phẩm làm từ sữa có tác dụng tốt đối với người bị gút. Tuy nhiên, nên chọn loại sữa tươi ít béo và ít đường. Người bệnh cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày (2,5-3 lít nước) để tăng cường đào thải acid uric qua đường tiểu.
Người bệnh nên tránh thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật, thịt đỏ, hải sản… Thịt lợn và gia cầm (ngan, gà, vịt) chứa ít purin hơn nên có thể ăn lượng vừa phải. Đồng thời, người mắc gút cần bỏ hút thuốc, cai rượu bia… để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
4.2. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh gút khác
Cuộc sống hiện đại, bệnh gút ngày càng phổ biến hơn trên thế giới. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể. Người bệnh thường sưng đau chân tay, gặp khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, thì giải pháp được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm thảo dược. Giải pháp này nhằm đẩy lùi bệnh gút một cách an toàn, hiệu quả.
Tại Việt Nam, trạch tả là một loại dược liệu an toàn giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric. Trạch tả khi kết hợp với các thảo dược quý khác như nhàu, hoàng bá, hạ khô thảo…sẽ cho hiệu quả cao hơn trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Các sản phẩm thảo dược chứa các thành phần này được đánh giá cao trong việc giảm nồng độ acid uric máu, giảm đau. Thảo dược sẽ hỗ trợ điều trị bệnh gút, hạn chế cơn gút cấp tái phát, cũng như góp phần ngăn ngừa biến chứng do gút.
5. Khám bệnh gút ở đâu?
Khi có các triệu chứng bệnh gút, người bệnh cần đến ngay những cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị sớm, không để xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cung cấp hệ thống máy móc chụp chiếu và xét nghiệm hiện đại, giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời nhiều bệnh lý, trong đó có gút. Đồng thời, đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn giỏi sẽ trực tiếp thăm khám cho người bệnh. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể và hẹn lịch thăm khám miễn phí.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.