Uống vitamin C mất ngủ là biểu hiện cho thấy người bệnh đang sử dụng vitamin C không đúng cách. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ mà còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây mất ngủ khi uống vitamin C qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Uống vitamin C mất ngủ nguyên nhân do đâu?
1. Vitamin C đem lại tác dụng gì đối với cơ thể?
Vitamin C là một loại vitamin quan trọng có tham gia vào quá trình hình thành các mạch máu, cơ, sụn và collagen trong xương. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp hình thành kháng thể, giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Việc bổ sung lượng vitamin C đầy đủ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể, cụ thể đó là:
– Tăng cường khả năng hấp thụ sắt cùng các khoáng chất thiết yếu khác.
– Ngăn ngừa giảm thị lực, mất thị lực do tuổi tác.
– Tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nguy hiểm.
– Ngăn ngừa các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, đường thở.
– Làm đẹp da và ngăn ngừa tình trạng cháy nắng.
– Tăng cường hiệu quả của các hoạt động thể chất, thể dục thể thao.
– Ngăn ngừa lão hóa da.
– Giảm lượng protein trong nước tiểu ở các bệnh nhân mắc tiểu đường.
2. Tại sao người bệnh lại gặp tình trạng uống vitamin C mất ngủ?
Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì và vận hành các hoạt động sống của cơ thể, thậm chí còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu được sử dụng sai cách lại có thể gây phản tác dụng, dẫn tới mất ngủ và nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác. Các nghiên cứu cho thấy:
– Tiêu thụ trên 1000mg vitamin C mỗi ngày: Gây ra các vấn đề về tiêu hóa và bài tiết như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, rát dạ dày, viêm đường tiết niệu… Bên cạnh đó, nạp quá nhiều vitamin C còn làm giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu và độ bền của hồng cầu, dễ làm phát sinh các bệnh viêm nhiễm, gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ.
– Tiêu thụ trên 2000mg vitamin C mỗi ngày: Làm lắng đọng dưỡng chất, kích thích hưng phấn và gây ra mất ngủ. Với lượng vitamin C này, thận có khả năng bị tổn thương do tăng tổng hợp corticoid và catecholamin, từ đó làm tăng huyết áp và ức chế bài tiết insulin. Các tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ngoài ra, sử dụng lượng vitamin C quá liều còn gây ra hiện tượng hấp thụ thừa sắt, giảm niken, làm cho xương chậm phát triển và dễ bị biến dạng. Nguy hiểm hơn, nếu phụ nữ mang thai dung nạp vitamin C quá mức có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
3. Nên uống vitamin C như thế nào để không gây mất ngủ?
Sử dụng vitamin C đúng cách sẽ giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon và phòng tránh tình trạng ngưng thở khi ngủ. Để đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây khi sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin C:
3.1 Chú ý về liều dùng để tránh việc uống vitamin C mất ngủ
Sử dụng vitamin C đúng liều sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng mất ngủ, đồng thời phát huy được tối đa vai trò của dưỡng chất này đối với việc vận hành các hoạt động bên trong cơ thể. Hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và độ tuổi, cụ thể đó là:
– Trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi: Nên uống 30mg/ngày.
– Trẻ từ 7 – 9 tuổi: Nên uống 35mg/ngày.
– Trẻ vị thành niên từ 10 -18 tuổi: Nên uống 60mg/ngày
– Người trưởng thành từ 19 tuổi trở lên: Nên uống 70mg/ngày.
– Phụ nữ mang thai: Nên uống 80mg/ngày
– Phụ nữ đang cho con bú: Nên uống 95mg/ngày.
Mỗi ngày, cơ thể đều được cung cấp một lượng vitamin C nhất định từ nguồn thực phẩm tự nhiên. Bởi vậy, khi sử dụng các loại viên uống bổ sung vitamin C, người bệnh cần tính toán hợp lý để tổng hàm lượng vitamin C từ thực phẩm và các chế phẩm bổ sung không vượt quá mức 500mg/ngày.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ thiếu vitamin gì? Bổ sung vitamin liệu có cần thiết?
3.2 Uống vitamin C đúng thời điểm
Bên cạnh liều dùng, thời điểm sử dụng vitamin C cũng là vấn đề cần được lưu tâm. Để tránh tình trạng uống vitamin C gây mất ngủ, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
– Không nên sử dụng vào cùng thời điểm: Do vitamin C chỉ có thể tồn tại trong máu một vài giờ nên cách để cơ thể hấp thụ tối đa lượng vitamin C nạp vào đó là chia nhỏ liều và dùng nhiều lần trong ngày.
– Không nên sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ: Sử dụng vitamin C vào buổi tối chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó ngủ, mất ngủ. Do vitamin C có tính kích thích hưng phấn cao, bên cạnh đó còn làm cản trở quá trình hấp thụ dẫn tới lắng đọng dưỡng chất, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bồn chồn và khó ngủ.
– Tránh sử dụng trước bữa ăn: Uống vitamin C trước khi ăn thường không đem lại nhiều lợi ích bởi phần lớn lượng vitamin sẽ bị đào thải ra ngoài khi cơ thể chưa kịp hấp thụ. Ngoài ra, dung nạp vitamin C khi đang đói còn gây hại cho dạ dày.
– Nên sử dụng vitamin C sau bữa ăn: Sau bữa ăn là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ nên lượng vitamin C đi vào cơ thể cũng sẽ được hấp thụ nhanh chóng hơn. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để uống vitamin C đó là vào 9 -10 giờ sáng hoặc sau bữa ăn trưa.
3.3 Ưu tiên bổ sung vitamin C bằng thực phẩm để tránh việc uống vitamin C mất ngủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn hàng ngày hoàn toàn có khả năng đáp ứng đầy đủ lượng vitamin C và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể. Do vậy, đây chính là phương pháp bổ sung vitamin C được cho là an toàn và lành mạnh nhất.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung mỗi ngày cho cơ thể đó là: ổi, cam, quýt, kiwi, bưởi, đu đủ, dâu tây, cà chua, ớt chuông, súp lơ…
>>>>>Xem thêm: Biến chứng động kinh và các rối loạn tâm thần có liên quan
3.4 Lưu ý khác khi sử dụng vitamin C
Bên cạnh những nguyên tắc giúp phòng tránh tình trạng mất ngủ khi uống vitamin C, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các đối tượng như người bị sỏi thận, suy thận hoặc cao huyết áp nên thận trọng khi sử dụng vitamin C dạng viên sủi. Bởi sản phẩm này có chứa thành phần muối khoáng canxi hoặc hình thành muối ăn sau phản ứng sủi bọt. Do vậy, nếu sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Uống vitamin C mất ngủ xảy ra khi người bệnh sử dụng vitamin C không đúng liều lượng và thời gian uống mỗi ngày. Do vậy, người bệnh cần cân nhắc sử dụng vitamin C đúng cách để mang lại hiệu quả tối đa và tránh gặp phải tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Nếu đã đảm bảo liều lượng vitamin C nhưng vẫn bị mất ngủ, người bệnh cần đi khám Nội thần kinh để được chẩn đoán, tìm chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.