Ưu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được ứng dụng trong thăm khám và điều trị bệnh bao gồm: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm,… có chức năng mô phỏng hình ảnh, cấu trúc bên trong cơ thể. Điểm chung của các kỹ thuật này là không can thiệp vào bên trong cơ thể, giúp quá trình thăm khám trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Bạn đang đọc: Ưu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

1. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong thăm khám và điều trị

Chẩn đoán hình ảnh là một thuật ngữ thường gặp trong y khoa, dùng để gọi chung các kỹ thuật khám cận lâm sàng cho ra hình ảnh mô phỏng hình thái, chức năng các cấu trúc bên trong cơ thể. Một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường gặp trong thăm khám bệnh là: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính MSCT, siêu âm đa chiều,… Hình ảnh thu nhận được sau thăm khám là cơ sở giúp cho bác sĩ tìm ra chính xác vị trí và mức độ tổn thương. Chính vì lẽ đó, chẩn đoán hình ảnh được đánh giá là một trong những phương tiện quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là với căn bệnh ung thư.

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong sàng lọc và phát hiện dấu ấn tiền ung thư ngay từ khi cơ thể chưa có triệu chứng bất thường. Cùng với phương pháp xét nghiệm và thăm khám dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh góp phần củng cố kết quả thăm khám chính xác.

2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến

Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến trong quá trình thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Điểm chung của các phương pháp này là không can thiệp vào bên trong cơ thể nên quá trình thực hiện sẽ nhẹ nhàng, thoải mái, không gây đau hay khó chịu cho người bệnh. Phân tích chi tiết từng kỹ thuật cùng ưu – nhược điểm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan.

2.1. Chụp X-quang

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất và được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện thăm khám bệnh.Chụp X-quang bao gồm nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là chụp X-quang ngực thẳng để kiểm tra bên trong tim phổi, chụp X-quang tay/ chân để chẩn đoán mức độ chấn thương. Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này còn được sử dụng để theo dõi tiến triển của bệnh, đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị.

Với phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ đặt bộ phận cơ thể cần chụp (ngực, tay, chân,…) vào giữa máy chụp X-quang và tấm phim/ cảm biến X-quang kỹ thuật số. Trong quá trình chụp, người bệnh sẽ giữ yên vị trí và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ bên phòng kỹ thuật như hít thở theo nhịp, khi đó máy sẽ phát sóng điện từ đi qua cơ thể, giúp bên phòng kỹ thuật thu nhận được hình ảnh phản ánh cấu trúc bên trong cơ thể.

– Ưu điểm: Nhanh chóng, thuận tiện, chi phí rẻ.

– Nhược điểm: Không phù hợp với phụ nữ mang thai bởi có tia X trong quá trình chụp. Chỉ cho 01 hình ảnh trực diện tại vị trí chụp.

Ưu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang được ứng dụng rộng rãi bởi chi phí thấp và nhanh chóng

2.2. Chụp X-quang tuyến vú

Phương pháp này còn có tên gọi khác là chụp nhũ ảnh (Mammography), thường được chỉ định trong sàng lọc ung thư vú hoặc theo dõi tổn thương tuyến vú. Ở nữ giới trưởng thành, ung thư vú đứng đầu nhóm ung thư thường gặp với tỷ lệ đáng báo động. Thống kê cho thấy có 21.555 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ gần 25,8% (Theo ghi nhận của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu 2020). Với kỹ thuật chụp Mammography, bác sĩ có thể tìm kiếm dấu hiệu bệnh lý bất thường ở tuyến vú hoặc theo dõi tiến triển khối u ác tính.

– Ưu điểm: Chi phí rẻ; Có khả năng phát hiện các tổn thương có kích thước nhỏ

– Nhược điểm: Chống chỉ định với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và một số trường hợp cần có chỉ định từ chuyên gia trước khi thực hiện.

2.3. Chụp cắt lớp vi tính

Khắc phục nhược điểm của phương pháp chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (chụp CT) ra đời cho phép bác sĩ dễ dàng nhìn thấy các mặt cắt ngang của cơ thể với hình ảnh chi tiết hơn.

Với phương pháp này, người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn trượt và kỹ thuật viên sẽ điều khiển trượt vào bên trong máy chụp cắt lớp, có hình trụ rỗng nằm ngang. Tương tự như quy chế chụp X-quang, một ống tia X sẽ được phát ra, từ từ quay quanh người bệnh để chụp nhiều lát ảnh từ mọi hướng. Ở phòng kỹ thuật, hình ảnh thu nhận được trên màn hình máy tính sẽ được xử lý và in thành phim để chuyển về phòng thăm khám ban đầu cho bác sĩ đọc kết quả.

CT thường được ứng dụng trong các trường hợp chấn thương hoặc cấp cứu, đặc biệt ở các bộ phận não, ngực, bụng, tủy sống, xương chậu,… Để làm tăng hiệu quả hình ảnh thu nhận được, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc cản quang (nếu người bệnh đảm bảo yêu cầu sức khỏe).

– Ưu điểm: Áp dụng với các trường hợp cấp cứu, chấn thương nhỏ khó tìm.

– Nhược điểm: Chi phí cao, mất nhiều thời gian hơn so với chụp X-quang.

Ưu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Máy chụp cắt lớp vi tính CT đa dãy

2.4. Chụp cộng hưởng từ

Là sự phát triển của các công nghệ chẩn đoán hình ảnh đã được đề cập phía trên, chụp cộng hưởng từ MRI cho ra các hình ảnh cắt ngang, hiệu quả với cả các vùng xương và mô mềm (nội tạng, gân). Chính vì thế, MRI thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý như: dây chằng và sụn đầu gối bị rách, thoát vị đĩa đệm, u xương, thoái hóa xương,…

– Ưu điểm: Không có bức xạ ion hóa như chụp CT, máy cộng hưởng từ sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để phản ánh hình ảnh bên trong cơ thể nên được đánh giá an toàn hơn. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ có thai.

– Nhược điểm: Mất nhiều thời gian thực hiện hơn. Chi phí cao. Người bệnh có thể cảm thấy ồn trong quá trình thực hiện.

Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI là gì? Các trường hợp chỉ định

Ưu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ MRI cho phép phản ánh hình ảnh toàn thân, bao gồm cả xương và mô mềm

2.5. Siêu âm

Cơ chế hoạt động của phương pháp siêu âm là dùng sóng âm thanh tần số cao để chụp hình ảnh ở các mô mềm bên trong cơ thể như nội tạng và mạch máu. Kỹ thuật này được đánh giá an toàn và phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Đối với chỉ định siêu âm ổ bụng, người bệnh cần nhịn căng tiểu để bác sĩ dễ dàng quan sát phần phụ và các tạng bên trong ổ bụng. Thông qua lớp gel được bôi vào đầu dò máy siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị này để phát sóng âm thanh tần số cao vào trong cơ thể

– Ưu điểm: Chi phí thấp, không nhiễm xạ, hiển thị kết quả ngay trong quá trình bác sĩ thao tác. Đối với bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư vú, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Sự kết hợp này cho kết quả nhanh chóng, chính xác và an toàn cho người bệnh.

– Nhược điểm: Kết quả siêu âm phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Trường hợp mô vú quá lớn hoặc đặc sẽ làm cản trở quá trình phát hiện tổn thương.

Ưu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

>>>>>Xem thêm: Mẹo chuẩn bị tâm lý trước khi chụp cộng hưởng từ cho trẻ em

Siêu âm được áp dụng cho các bộ phận tuyến giáp, ổ bụng, vú, tim

3. Đơn vị chẩn đoán hình ảnh tại Thu Cúc TCI

Cùng với sự mở rộng về quy mô, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI không ngừng hoàn thiện chất lượng thăm khám và điều trị nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Đặc biệt, đi trước đón đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và máy móc tiên tiến giúp TCI chiếm trọn lòng tin của quý khách hàng.

Thu Cúc TCI sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ từ các hãng thiết bị y tế nổi tiếng trên thế giới, bao gồm: Hệ thống máy chụp X-quang đa tư thế, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính CT đa dãy (32 dãy, 64 dãy, 128 dãy,…), siêu âm đa chiều, máy đo loãng xương toàn thân, máy đo lưu huyết não, máy điện tim,… và nhiều trang thiết bị hiện đại khác.

Với nền tảng sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thăm khám lẻ và trọn gói của người dân. Tại TCI, hệ thống gói khám đa khoa được xây dựng bởi đội ngũ bác sĩ giỏi đầu ngành, ứng dụng đa dạng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, đem lại hiệu quả thăm khám chính xác và nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *