Ưu nhược điểm của tròng kính cận bằng nhựa

Tròng kính cận là thấu kính được sử dụng bởi người cận thị, nhằm mục đích cải thiện thị lực. Hiện nay, tròng kính cận có thể được sản xuất từ nhiều vật liệu; trong đó có nhựa là vật liệu sản xuất tròng kính phổ biến nhất. Vậy, tròng kính cận bằng nhựa có tốt không, ưu nhược điểm của tròng kính cận nhựa là gì? Nếu bạn cần thông tin này để lựa chọn tròng kính cận cho bản thân, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Ưu nhược điểm của tròng kính cận bằng nhựa

1. Tròng kính cận bằng nhựa là gì?

Tròng kính cận nhựa là tròng kính được chế tạo từ nhựa Polymer như Polycarbonate, CR39,… Ngoài tròng kính cận, nhựa còn được sử dụng để chế tạo tròng kính khắc phục các tật khúc xạ khác (viễn, loạn, lão) cũng như tròng kính chống ánh sáng xanh, chống tia cực tím cho người không có tật khúc xạ.

Ưu nhược điểm của tròng kính cận bằng nhựa

Tròng kính được chế tạo từ nhựa Polymer được gọi là tròng kính cận nhựa.

2. Tròng kính cận bằng nhựa có tốt không?

Tròng kính cận nhựa có tốt hay không phụ thuộc sở thích của từng cá nhân. Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm cụ thể của tròng kính cận nhựa, bạn có thể xem xét để tự đưa ra câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi tròng kính cận nhựa có tốt không.

2.1. Ưu điểm của tròng kính cận bằng nhựa

– Nhẹ: So với tròng kính cận thủy tinh, tròng kính cận nhựa nhẹ hơn, tạo ít áp lực lên sống mũi và tai hơn, từ đó mang đến cho bạn cảm giác thoải mái hơn.

– An toàn: Có khả năng chống va đập cao hơn so với tròng kính cận thủy tinh nên tròng kính cận nhựa khó vỡ, rất an toàn.

– Giá cả tốt: Tròng kính cận nhựa có giá cả tốt hơn so với tròng kính cận thủy tinh.

2.2. Nhược điểm của tròng kính cận bằng nhựa

– Dễ trầy xước: So với tròng kính cận thủy tinh, tròng kính cận nhựa có nguy cơ trầy xước cao hơn. Chính vì vậy, sử dụng tròng kính cận nhựa bạn phải bảo quản cẩn thận hơn.

– Độ thấu quang thấp: Nhựa có độ thấu quang thấp hơn thủy tinh nên các vật nhìn thông qua tròng kính cận nhựa không trong trẻo bằng các vật nhìn thông qua tròng kính cận thủy tinh. Người cận thị càng nặng thì càng có thể cảm nhận rõ ràng tình trạng này.

– Nhạy cảm với nhiệt độ: Nhựa dễ cháy nên tròng kính cận nhựa dễ biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

2.3. Người phù hợp và không phù hợp với tròng kính cận nhựa

– Người phù hợp: Người muốn hạn chế áp lực của kính lên sống mũi và tai; trẻ em; người trưởng thành thường xuyên chơi thể thao; người muốn tiết kiệm chi phí tròng kính cận.

– Người không phù hợp: Người cận nặng; người làm việc trong môi trường đặc thù, như thợ hàn, đầu bếp,…

Tìm hiểu thêm: Cách phòng và chữa bệnh đau mắt đỏ

Ưu nhược điểm của tròng kính cận bằng nhựa

Tròng kính cận nhựa không phù hợp với đầu bếp.

3. Lựa chọn tròng kính cận nhựa như thế nào?

Hãy chọn tròng kính cận nhựa nếu nó phù hợp với điều kiện của bạn. Để đảm bảo tròng kính cận nhựa có thể bảo vệ tối đa mà vẫn đem đến sự thoải mái cho đôi mắt, hãy xem xét những tiêu chí sau:

– Tính năng phụ: Chất lượng hình ảnh là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi lựa chọn tròng kính cận nhựa. Một số tròng kính cận nhựa được trang bị các lớp phủ đặc biệt. Nhờ đó, ngoài tính năng cải thiện thị lực, nó còn giúp bạn chống ánh sáng xanh, chống tia cực tím, chống chói, chống lóa,… Với những tính năng đi kèm này, so với tròng kính không trang bị lớp phủ, tròng kính trang bị lớp phủ có thể cung cấp cho bạn hình ảnh chất lượng cao, dù ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào. Bạn nên lựa chọn nó.

– Độ dày tròng kính cận nhựa: Có nhiều loại nhựa có thể được sử dụng để chế tạo tròng kính. Tròng kính được chế tạo từ các loại nhựa khác nhau dù có cùng độ cận vẫn khác nhau về độ dày. Chính vì vậy, nếu bạn cận cao, hãy chọn tròng kính cận có độ dày nhỏ nhất để đảm bảo hình ảnh nhìn qua nó không bị ảnh hưởng.

– Lớp phủ chống trầy xước: Dễ trầy xước là một nhược điểm của tròng kính cận nhựa. Lớp phủ chống trầy xước được phát minh với mục đích cải thiện nhược điểm này. Với lớp phủ chống trầy xước, tròng kính cận nhựa có thể bảo tồn chất lượng của nó trong một thời gian dài. Chính vì vậy, hãy cân nhắc giữa tròng kính cận nhựa có lớp phủ chống mài mòn và tròng kính cận nhựa không có lớp phủ này.

– Chứng nhận chất lượng: Kiểm tra chất lượng của tròng kính cận nhựa trước khi mua là rất cần thiết. Để làm được việc đó, hãy kiểm tra các chứng nhận ANSI (American National Standards Institute) hoặc ISO (International Organization for Standardization) của tròng kính. Nếu tròng kính có các chứng nhận này tức là chất lượng của nó đã được kiểm chứng và bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Nếu tròng kính không có chứng nhận ANSI hoặc ISO, bạn không nên mua nó.

Tóm lại, tròng kính cận nhựa là một trong những tròng kính cận phổ biến nhất. Nhựa sản xuất tròng kính cận thường là Polycarbonate, CR39,… Tròng kính cận nhựa sở hữu nhiều ưu điểm như nhẹ; khó vỡ, an toàn; giá tốt. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như dễ trầy xước, độ thấu quang thấp, nhạy cảm với nhiệt độ. Bởi thế, tròng kính cận nhựa chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định. Cụ thể, những người gặp vấn đề với áp lực trên sống mũi và tai; trẻ em; người trưởng thành ưa vận động; người muốn tiết kiệm chi phí gọng và tròng kính thì nên lựa chọn tròng kính cận nhựa. Trước khi mua tròng kính cận nhựa, bạn cần xem xét một số yếu tố như: Nó có hay không các tính năng phụ, nếu có thì có tính năng nào; chiết suất của nó ra sao; nó có được chống trầy xước không và nó có được kiểm chứng chất lượng bởi các cơ quan có thẩm quyền chưa. Sau đó, hãy so sánh những tiêu chí này với nhu cầu của bản thân và đưa ra lựa chọn thích hợp.

Ưu nhược điểm của tròng kính cận bằng nhựa

>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan với bệnh tật khúc xạ học đường ở trẻ

Chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết về tròng kính cận nhựa cho bạn.

Phía trên là một số thông tin về tròng kính cận nhựa. Chúng có thể được sử dụng để tham khảo nhưng không thể thay thế hoàn toàn tư vấn từ chuyên gia. Nếu nghi ngờ bản thân bị cận, đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Mắt uy tín gần nhất. Tại đây, sau thăm khám, chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết về tròng kính cận nhựa, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *