Ưu và nhược điểm của thực hiện hàn cổ răng

Mòn cổ chân răng là một bệnh răng hàm mặt khá phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tình trạng bệnh này nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng. Để điều trị, phương pháp thường được chỉ định là hàn cổ răng. Tuy nhiên, cách xử lý này vẫn có những ưu điểm, nhược điểm cần lưu ý.

Bạn đang đọc: Ưu và nhược điểm của thực hiện hàn cổ răng

1. Tổng quan về bệnh lý mòn cổ chân răng

1.1 Thế nào là mòn cổ chân răng?

Ưu và nhược điểm của thực hiện hàn cổ răng

Tình trạng mòn cổ răng có thể khiến bệnh nhân bị ê buốt khi ăn đồ nóng hay lạnh

Tình trạng mòn cổ chân răng là khi răng bị mất đi lớp men răng, ngà răng ở vị trí tiếp xúc giữa lợi và răng. Vùng mòn cổ chân răng sẽ bị khuyết vào trong khá sâu tạo thành hình chữ V, sát vào phần lợi.

Căn bệnh này có thể gây những ảnh hưởng tới lớp men răng hoặc thậm chí là cả ngà răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tính thẩm mỹ mà còn cả cảm giác khó chịu, ê buốt, đặc biệt khi thực hiện ăn nhai.

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng bị mòn cổ chân răng:

– Răng ê buốt khi ăn những đồ nóng hay lạnh.

– Khi bị lây lan đến tủy, những cơn đau sẽ dai dẳng, lan lên tới đầu.

– Gãy ngang ở cổ răng.

1.2 Nguyên nhân gây tình trạng mòn cổ chân răng

1.2.1 Thiểu sản men răng

Thiếu sản men răng có thể coi là nguyên nhân chính khiến bị mòn cổ chân răng. Trên thực tế, nhiều người do bẩm sinh nên đã mắc phải hiện tượng thiểu sản chưa khoáng hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, bộ phận nâng đỡ cho cấu trúc ở bên dưới của răng cũng càng bị mất chất. Lâu dài, điều này sẽ trở thành hiện tượng mòn cổ chân răng.

1.2.2 Thực hiện việc vệ sinh không đúng cách

Tìm hiểu thêm: Giải đáp cho mẹ bỉm sữa: Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

Ưu và nhược điểm của thực hiện hàn cổ răng

Đánh răng không đúng cách lâu ngày có thể gây mòn cổ răng

Việc chải răng quá mạnh hay sử dụng bàn chải lông quá cứng cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới lớp men răng ở phần cổ răng. Lâu ngày, nếu như người bệnh không có ý thức tự điều chỉnh lại những thói quen này sẽ dễ dẫn tới tình trạng bị mòn cổ răng. Tính thẩm mỹ toàn hàm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số thói quen như chải răng chiều ngang, kết hợp dùng kem đánh răng có khả năng tẩy cao sẽ trở thành nguyên nhân gây nên mòn cổ răng. Đặc biệt, cổ răng ở nhũng vùng răng 4,5 và 6 là vùng chuyển. Do đó, người bệnh sẽ thường thuận tay, sử dụng lực chải mạnh, chải ngang từ từ gây tổn thương men răng.

1.2.3 Bị sang chấn cơ học hoặc bệnh viêm quanh răng

Những sang chấn cơ học, bệnh viêm quanh răng cũng có khả năng gây nên tình trạng bị tụt lợi, lộ ra lớp cement chân răng. Lớp này của răng có độ cứng khá thấp nên dễ bị bào mòn bởi những tác động từ bên ngoài.

1.2.4 Tật nghiến răng

Tật nghiến răng là hiện tượng xảy ra ở khá nhiều người, nhất là trong lúc ngủ. Điều này không chỉ gây nên tình trạng bị mòn cổ răng. Theo thời gian, thói quen xấu này còn có thể khiến cho vùng mặt nhai bị lệch đi.

Khi thực hiện nghiến răng quá nhiều, những triệu chứng như đa vai gáy, đau cổ, mỏi hàm, … sẽ dần xuất hiện. Tần suất xuất hiện triệu chứng sẽ ngày càng nhiều và đây chính là những “cảnh báo” tình trạng mòn cổ chân răng.

1.2.5 Sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều axit

Chế độ ăn uống cũng là lý do gây tác động dẫn tới nhiều bệnh lý ở răng. Trong đó có bao gồm cả tình trạng bị mòn cổ chân răng. Những thực phẩm như chanh, quýt, cam, … có tính axit cao. Nếu như ta sử dụng những loại thực phẩm này trong thời gian dài, lớp men răng ở phần cổ răng sẽ dần bị axit bào mòn. Từ đó, tình trạng bị mòn cổ răng xuất hiện.

2. Thực hiện hàn cổ răng để điều trị

Ưu và nhược điểm của thực hiện hàn cổ răng

>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Lấy cao răng có trắng răng hay không? 

Hàn cổ răng có thể giúp điều trị mòn cổ răng mức độ nhẹ

Hàn cổ răng là phương pháp thường được áp dụng điều trị mòn cổ răng. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp mòn cổ răng mức độ nhẹ. Khi đó, răng chưa bị ảnh hưởng gì tới tủy bên trong. Để kịp thời khắc phục, bác sĩ sễ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng, hàn cổ răng bị khuyết mất.

2.1 Ưu điểm

Những ưu điểm khi thực hiện hàn cổ răng điều trị mòn cổ chân răng:

– Đây là phương pháp giúp phục hình răng khá đơn giản và hiệu quả. Hàn cổ răng có độ phù hợp với nhiều đối tượng từ sâu răng, nứt răng, vỡ răng và mòn cổ răng.

– Thực hiện hàn cổ răng có thể bảo vệ tốt cho khu vực mô răng và tủy răng. Vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy có thể được ngăn ngừa hiệu quả.

– Chi phí thực hiện được tiết kiệm, không cần thay răng mới.

– Khả năng ăn nhai được phục hồi, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không có cảm giác bị ê buốt.

– Phương pháp đem tới tính thẩm mỹ cao. Vật liệu hàn trám được sử dụng có màu sắc khá tương đồng màu răng thật. Khả năng chịu lực của răng sau khi hàn cao.

2.2 Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, hàn cổ răng vẫn có những nhược điểm cần suy xét trước khi thực hiện:

– Độ bền của răng chưa cao dô vật liệu trám được sử dụng thường khá dễ bị rơi, rớt khi sinh hoạt hay ăn uống.

– Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp bị bệnh nhẹ.

3. Cách phòng ngừa tình trạng mòn cổ răng

Để tránh trường hợp bị mòn cổ răng, mọi người có thể áp dụng những phương pháp phòng ngừa sau:

– Thực hiện đánh răng đều đặn, ít nhất mỗi ngày 2 lần. Khi đánh răng, ta cần thực hiện chải răng đúng cách, không chải quá mạnh và không chải theo chiều ngang. Bàn chải được sử dụng nên là loại có lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride.

– Duy trì những thói quen tốt về chế độ ăn uống: Ăn uống điều độ và khoa học. Ta nên hạn chế tối đa sử dụng những món ăn có tính axit hay lượng đường cao.

– Thực hiện thăm khám, kiểm tra định kỳ sức khỏe răng miệng. Cụ thể, mỗi năm 2 lần, ta nên tới nha khoa để kiểm tra. Qua đó, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện vấn đề bất thường và khắc phục phù hợp.

Có thể thấy hàn cổ răng là phương pháp có khả năng điều trị dứt điểm những tình trạng răng bị nứt, vỡ, mòn cổ răng. Tuy nhiên, đối với mòn cổ răng, phương pháp này chỉ có thể áp dụng với tình trạng nhẹ. Để có thể biết được phương pháp phù hợp, bệnh nhân nên tới nha khoa để được kiểm tra, chỉ định cách chữa trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *