Viêm gan A là một loại bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường ăn uống, được gây ra bởi virus cùng tên. Để tránh bị nhiễm bệnh, việc tiêm vacxin phòng viêm gan A (vacxin Avaxim) được coi là phương pháp tốt nhất. Vacxin này sẽ giúp cơ thể phát triển kháng thể chống lại virus và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Vacxin Avaxim: Công dụng và liều dùng
1. Thông tin về bệnh viêm gan A
1.1. Viêm gan A là gì?
Viêm gan A hay còn gọi là viêm gan siêu vi A là một loại bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh này gây tổn thương đến tế bào biểu mô gan, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của gan.
Viêm gan A do vi rút cùng tên gây ra, ảnh hưởng đến chức năng gan trong cơ thể
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc viêm gan A. Virus này rất dễ lây lan qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. May mắn thay, hầu hết người bị nhiễm viêm gan A đều có thể hồi phục hoàn toàn sau vài tháng và không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.
1.2. Bệnh viêm gan A có những triệu chứng gì?
Khi mắc viêm gan A, bạn có thể nhận biết thông qua 1 số triệu chứng thường thấy như:
– Mệt mỏi do hoạt động gan bị suy giảm, các chất độc không được đào thải đúng cách gây uể oải và khó chịu.
– Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng phía trên bên phải. Nhiễm trùng gan ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa nên người bị bệnh thường gầy gò, ăn không hấp thụ chất.
– Sốt nhẹ kéo dài, người bệnh nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm virus viêm gan A hay không.
– Vàng da, vàng mắt là biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ngứa da khi vàng da tắc mật nặng.
– Màu sắc nước tiểu màu vàng đậm và phân nhạt, chuyển màu xám xỉn do sự thay đổi của bilirubin trong máu.
– Đau cơ, khớp chỉ xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp, thường là dấu hiệu cho thấy bệnh diễn tiến nặng và phức tạp, cần được khám và điều trị kịp thời.
Không phải tất cả những người nhiễm virus viêm gan A đều có các triệu chứng trên.
Theo thống kê, 70% người nhiễm bệnh rơi vào nhóm trẻ lớn và người lớn. Các triệu chứng thường biến mất sau vài tuần, tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nặng hơn và kéo dài đến vài tháng hoặc dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
1.3. Tại sao bạn bị mắc bệnh viêm gan A?
Viêm gan A là căn bệnh do virus viêm gan A xâm nhập vào tế bào gan và gây viêm. Bệnh này liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Virus này có thể sống trong môi trường ô nhiễm và các khu vực thiếu vệ sinh, dẫn đến tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan A rất cao.
Con đường lây truyền virus viêm gan A chủ yếu là qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng) khi ăn uống thức ăn hoặc sử dụng nước uống chứa virus.
Virus cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi như quan hệ tình dục miệng, hậu môn với người bị nhiễm bệnh.
Vi rút viêm gan A chủ yếu lây nhiễm qua đường ăn uống
Các trường hợp lây lan virus bao gồm:
– Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
– Ăn sống thịt động vật bị nhiễm bệnh từ trước.
– Sử dụng nước nhiễm virus.
– Ăn chung, dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh và quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus.
Tuy nhiên, khả năng lây truyền qua đường máu của virus viêm gan A là rất thấp.
2. Vacxin Avaxim là gì?
Vacxin phòng viêm gan siêu vi A là sản phẩm được điều chế từ virus gây nên bệnh này, đã được bất hoạt bằng formaldehyde trong tế bào lưỡng bội của người. Vacxin avaxim được sử dụng để kích thích cơ thể sản xuất miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm gan virus A.
Bằng cách tiêm vacxin, virus viêm gan A bất hoạt được đưa vào cơ thể, giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển kháng thể chống lại virus này.
Nếu cơ thể tiếp xúc với virus viêm gan A trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt virus nhanh chóng, giúp ngăn ngừa bệnh. Vacxin Avaxim được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
3. Vacxin viêm gan A chỉ định và chống chỉ định tiêm cho trường hợp nào?
3.1. Đối tượng được chỉ định tiêm vacxin Avaxim
Theo khuyến cáo của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP), các đối tượng nên tiêm phòng vacxin Avaxim bao gồm:
– Trẻ em trên 1 tuổi đến dưới 16 tuổi đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe.
– Những người đến thăm quốc gia nơi viêm gan A phổ biến.
– Gia đình và người chăm sóc trẻ em nhận nuôi từ các quốc gia nơi viêm gan A phổ biến.
– Những người có quan hệ tình dục với nhiều đối tác hoặc không biết rõ tình trạng sức khỏe của bạn tình.
– Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm viêm gan A cao (tiếp xúc tim kiêm, máu).
– Bệnh nhân viêm gan mãn tính.
– Những người bị rối loạn yếu tố đông máu hoặc sử dụng ma túy.
- Bất cứ ai mong muốn được tăng cường miễn dịch phòng bệnh viêm gan A.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật đầy đủ giá tiêm phòng cúm cho trẻ
Vacxin Avaxim được khuyến cáo tiêm cho hầu hết người lớn và trẻ em trên 1 tuổi
Vacxin Avaxim là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn, giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus viêm gan A và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin về việc tiêm phòng vacxinnày.
3.2. Chống chỉ định tiêm vacxin Avaxim
Có một số trường hợp không nên tiêm vacxin hoặc cần hoãn tiêm, bao gồm:
– Người có biểu hiện sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.
– Người đang mắc bệnh gan mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
– Người bị dị ứng với hoạt chất hoặc thành phần tá dược có trong vacxin.
Nếu người đó từng bị dị ứng với neomycin hoặc polysorbate trước đó cũng được khuyến cáo không nên tiêm.
4. Liều dùng và cách dùng vacxin viêm gan A
Vacxin Avaxim được chỉ định tiêm 2 liều ở bắp tay. Tuy nhiên, đối với những đối tượng mắc bệnh ưa chảy máu, vacxin có thể dùng đường tiêm dưới da.
>>>>>Xem thêm: Giá vắc xin viêm gan a dành cho những ai đang quan tâm
Mỗi độ tuổi có liều lượng tiêm vacxin viêm gan A khác nhau
Vacxin Avaxim nồng độ 80 UI/0.5ml chỉ định cho trẻ em từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi. Trẻ cần tiêm 2 liều với khoảng cách từ 6 – 12 tháng giữa các liều.
5. Tác dụng phụ không mong muốn khi tiêm vacxin viêm gan A
Như các vacxin khác, việc tiêm vacxin Avaxim có thể gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Những phản ứng này bao gồm:
– Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, ăn không hấp thu, chán ăn.
– Rối loạn tâm thần như dễ bị kích động và mất ngủ.
– Đau đầu.
– Đau bụng, tiêu chảy.
– Buồn nôn và nôn.
– Đau cơ và khớp.
– Phản ứng toàn thân và ở nơi tiêm như cảm giác đau, sưng đỏ, phù hoặc chai cứng tại vị trí tiêm.
Để giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ, sau khi tiêm vacxin Avaxim, bạn nên ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được theo dõi sức khỏe.
Sau đó, bạn cần tiếp tục theo dõi tình trạng của người được tiêm trong vòng 1-2 ngày. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường sau khi tiêm vacxin Avaxim, bạn nên tới cơ sở y tế, tiêm chủng để được hỗ trợ kịp thời.
Để được tư vấn chi tiết về lịch tiêm chủng và các gói tiêm vacxin phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy để lại thông tin, Thu Cúc TCI sẽ hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.