Bạch hầu là một trong những bệnh nguy hiểm được Bộ Y tế khuyến nghị tiêm vacxin ngừa bệnh cho trẻ. Cha mẹ cần nắm rõ vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi và lưu ý khi tiêm chủng trước khi cho con trẻ tiêm chủng!
Bạn đang đọc: Vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi và lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ em
1. Tìm hiểu bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra các giả mạc ở tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng, mũi do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria. Bệnh có thể xuất hiện ở da hoặc ở các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục.
Bạch hầu là căn bệnh về đường hô hấp, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: suy tim, suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Bạch hầu là căn bệnh về đường hô hấp, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Vi khuẩn từ các mảng trắng tiết ra nội độc tố, dễ dẫn đến suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm người bệnh bị thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt đồ ăn thức uống, bị lú lẫn ý thức. Người bệnh trở nặng có thể bị hôn mê, sau đó tử vong. Một số ca bệnh có thể bị biến chứng viêm cơ tim, viêm dây thần kinh ngoại biên. Ở những trường hợp chưa được tiêm phòng trước đó hoặc không được chữa trị kịp thời, 10% ca bệnh sẽ tử vong mặc dù đã được điều trị tích cực bằng kháng sinh và thuốc chống huyết thanh.
Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan rất nhanh khi người lành tiếp xúc thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết của người mắc bệnh. Bệnh nhân có khả năng mắc bệnh bạch hầu sau khoảng 2 tuần tiếp xúc với vi khuẩn.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm và dễ lây truyền sang trẻ em, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vacxin ngừa bệnh để sản sinh ra miễn dịch đối với vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, cha mẹ nên tìm hiểu vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi và lưu ý tiêm phòng để đảm bảo con được chủng ngừa đầy đủ và đúng lịch.
2. Lý do cần tiêm vacxin bạch hầu cho trẻ em
– Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm: Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bạch hầu có thể gây hậu quả nặng nề, bao gồm suy tim, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
– Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh: Trẻ em là một nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và những đứa trẻ sống trong môi trường tập trung như trường học, ký túc xá hoặc trại cứu trợ. Tiêm vacxin giúp bảo vệ sức khỏe và loại bỏ những gánh nặng bệnh tật tương lai cho trẻ.
– Bảo vệ cá nhân và cộng đồng: Tiêm vacxin phòng bạch hầu giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh và đồng thời ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong cộng đồng. Điều này giúp giảm nguy cơ dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của toàn bộ cộng đồng.
– Hiệu quả và an toàn: Vacxin phòng bạch hầu đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn và hiệu quả. Các vacxin thông thường bao gồm các thành phần giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ, giúp cơ thể phản ứng và phát triển miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.
– Khuyến nghị từ các tổ chức y tế: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến nghị tiêm vacxin phòng bạch hầu cho trẻ em. Điều này dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm trong việc ngăn chặn bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không, những thông tin về vắc xin phế cầu
Cha mẹ nên tìm hiểu vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi và lưu ý tiêm phòng để đảm bảo con được chủng ngừa đầy đủ và đúng lịch
Tóm lại, tiêm vacxin phòng bạch hầu cho trẻ em là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm và đảm bảo sự phát triển an toàn của trẻ.
3. Vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi?
Hiện tại, ở nước ta chưa có vacxin bạch hầu đơn giá mà thành phần ngừa bệnh bạch hầu có mặt trong các vacxin kết hợp như: vacxin 6in1 Hexaxim và Infanrix hexa, vacxin 4in1 Tetraxim, vacxin 3in1 Adacel và Boostrix 0,5ml. Các loại vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi là điều quan tâm của các bậc cha mẹ, tham khảo thông tin lịch tiêm từng vacxin cụ thể dưới đây.
3.1. Vacxin 6in1 Hexaxim và vacxin 6in1 Infanrix hexa
Hexaxim (Pháp) và Infanrix hexa (Bỉ) là 2 loại vacxin kết hợp 6 trong 1, ngừa đồng thời 6 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm phổi do HIB – viêm gan B. Đối tượng sử dụng của vacxin 6in1 là trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.
Vacxin bạch hầu này tiêm mấy mũi? Lịch tiêm chủng cả 2 loại vacxin trên đều bao gồm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Tiêm 1 mũi nhắc lại sau mũi 3 ít nhất 12 tháng.
3.2. Vacxin 4in1 Tetraxim
Tetraxim có xuất xứ từ Pháp, kết hợp ngừa 4 bệnh trong 1, bao gồm bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt. Được chỉ định chủng ngừa cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi.
Lịch tiêm chủng vacxin Tetraxim bao gồm 3 mũi cơ bản theo phác đồ 0-1-6 sau mũi tiêm đầu tiên. Sau đó, tiêm 1 mũi nhắc lại khi trẻ lớn hơn 5 tuổi và sau mỗi 10 năm thì tiêm 1 mũi nhắc lại.
3.3. Vacxin 3in1 Adacel và Boostrix 0,5ml
Vacxin Adacel (Canada) và vacxin Boostrix 0,5ml (Bỉ) đều là vacxin kết hợp ngừa 3 bệnh bạch hầu – ho gà- uốn ván. Adacel được chỉ định sử dụng cho trẻ em và người lớn từ 4 tuổi đến 64 tuổi. Vacxin Boostrix 0,5ml được chỉ định ngừa bệnh cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm thuốc uốn ván bị sưng và ngứa
Vacxin Adacel chứa thành phần ngừa bạch hầu cho cả trẻ em và người lớn
2 vacxin chứa thành phần bạch hầu này có lịch tiêm cho cả trẻ em và người lớn như sau:
– Tiêm 3 mũi cơ bản theo phác đồ 0-1-6 sau mũi tiêm đầu tiên.
– Sau đó, tiêm 1 mũi cách mũi cuối cùng tối thiểu 4 tuần và sau mỗi 10 năm thì tiêm 1 mũi nhắc lại.
4. Lưu ý khi tiêm chủng vacxin bạch hầu cho trẻ em
Các loại vacxin chứa thành phần bạch hầu hiện nay đều được xem là vacxin an toàn, đạt chuẩn cấp phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các vacxin này đều có thể gây nên một số phản ứng nhất định cho trẻ sau tiêm chủng như:
– Các phản ứng thông thường bao gồm: đau và sưng vị trí tiêm, sốt nhẹ dưới 38,5°C, trẻ quấy khóc,… Tình trạng này có thể tự khỏi sau 1-2 ngày mà không cần các biện pháp can thiệp y tế.
– Một số phản ứng bất thường ít gặp hơn: Trẻ bị sốt cao trên 38,5°C, xuất hiện cả triệu chứng co giật. Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc nhiều, tím tái, có biểu hiện lơ mơ, li bì,… Cha mẹ nên theo dõi, nếu sau tiêm vacxin bạch hầu, trẻ gặp phải các biểu hiện bất thường này thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm vacxin ngừa bạch hầu, cha mẹ nên chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín để tiêm chủng cho con. Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, trước khi tiêm ngừa vacxin trẻ sẽ được khám sàng lọc sức khỏe cẩn thận, quy trình tiêm chủng đảm bảo, theo dõi sức khỏe trẻ 30 phút ngay sau tiêm bởi đội ngũ các bác sĩ giàu chuyên môn về dịch tễ và vacxin. Ngoài ra, hệ thống tủ bảo quản vacxin hiện đại cũng giúp chất lượng vacxin được duy trì.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bậc phụ huynh thông tin về vacxin bạch hầu tiêm mấy mũi và những lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ em. Để được tư vấn chi tiết và thực hiện tiêm chủng an toàn cho con, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, ba mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.