Vacxin cúm influenza: Phác đồ và lưu ý khi tiêm

Cúm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm hay còn gọi là Influenza virus. Theo thống kê từ WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em bị cúm, trong đó khoảng nửa triệu ca tử vong bởi các vấn đề sức khỏe liên quan đến cúm. Cho đến hiện nay, việc định kỳ tiêm vacxin cúm Influenza cho cả người lớn và trẻ em là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.

Bạn đang đọc: Vacxin cúm influenza: Phác đồ và lưu ý khi tiêm

1. Tìm hiểu chung về bệnh cúm và vacxin Influenza

1.1. Bệnh cúm

Cúm là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi các chủng virus cúm Influenza. Đây là bệnh lý xảy ra theo mùa, thường bắt gặp trong mùa thu đông và có khả năng lan truyền nhanh thông qua đường hô hấp. Tại Việt Nam ghi nhận gần 2 triệu người mắc cúm mùa mỗi năm.

Triệu chứng của bệnh không chỉ bao gồm cảm lạnh thông thường mà còn có thể xảy ra đột ngột kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho và đau họng. Đối với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và bệnh nhân có thể tự hồi phục sau khoảng 7 – 10 ngày nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, đối với những đối tượng đặc biệt như trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hay mắc các bệnh lý mạn tính thì cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não thậm chí tử vong.

1.2. Vacxin cúm Influenza

Vacxin cúm bất hoạt

Vacxin cúm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Lưu ý, không bảo quản vacxin trong phòng tắm hay ngăn đá, không vứt vacxin vào toilet hay đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu, không sử dụng thuốc quá hạn và giữ vacxin xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Vacxin cúm Influenza được chuyên gia khuyến cáo tiêm hàng năm, đặc biệt khi mùa dịch đang hoành hành. Những người chưa từng tiêm vacxin nên thực hiện tiêm đủ liều theo chỉ định của bác sĩ bởi nếu tiêm không đủ, cơ thể suy giảm miễn dịch dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể tiêm vacxin cúm, những trường hợp này cần sự tư vấn từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Vacxin cúm influenza: Phác đồ và lưu ý khi tiêm

Vacxin Vaxigrip tetra (Pháp) phòng được 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A là A/H1N1, A/H3N2 và 2 chủng cúm B là Yamagata, Victoria.

2. Đối tượng, phác đồ tiêm và lưu ý khi sử dụng vacxin cúm Influenza

2.1. Chỉ định sử dụng vacxin cúm Influenza

Vacxin phòng bệnh cúm có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn, tùy vào độ tuổi sẽ có liều tiêm phù hợp:

– Trẻ em từ 9 tuổi trở lên và người lớn thực hiện tiêm bắp 1 liều 0.5ml.

– Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa từng nhiễm virus cúm hoặc chưa từng tiêm phòng cúm trước đây nên tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu khoảng 4 tuần.

Thông thường vacxin cúm sẽ được tiêm tại bắp tay nhưng trong một vài trường hợp bắt buộc có thể thực hiện tiêm tại vị trí khác. Ngoài ra, mũi nhắc lại sẽ tiêm ở vị trí khác với mũi đầu.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi tiêm phòng mũi 5 trong 1

Vacxin cúm influenza: Phác đồ và lưu ý khi tiêm

Tùy vào độ tuổi sẽ có liều tiêm vacxin cúm phù hợp.

2.2. Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng vacxin cúm

Một vài đối tượng đặc biệt cần thận trọng khi tiêm vacxin cúm

– Phụ nữ mang thai, dự định có thai trong thời gian gần hoặc đang cho con bú.

– Người đang sử dụng các loại thảo dược, thuốc điều trị bệnh. Đặc biệt vacxin cúm tương tác dễ dàng với những loại thuốc chứa corticosteroid, làm suy giảm miễn dịch gây ảnh hưởng tới tác dụng của vacxin.

– Người có hệ miễn dịch cơ thể yếu, dễ phản ứng với thành phần của vacxin.

– Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vacxin hoặc dị ứng với mọi sản phẩm từ gà như thịt gà, trứng gà,…

– Người có triệu chứng động kinh trong 1 năm đổ lại trước thời điểm tiêm.

– Người rối loạn thần kinh.

– Người đang áp dụng các chế độ ăn uống đặc biệt.

2.3. Lưu ý

Như đã đề cập ở trên, một số loại thuốc đặc biệt là các loại chứa corticosteroid có thể tương tác với vacxin cúm, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và giảm hiệu quả của vacxin. Do đó nếu không biết chắc chắn liệu loại thuốc bạn đang sử dụng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch không, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ.

Nếu bạn quên lịch tiêm phòng cúm, hãy tiêm thực hiện tiêm bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời điểm đã gần với mũi tiêm kế tiếp, bạn hãy bỏ qua mũi đã quên và tiêm đúng như phác đồ. Lưu ý không gấp đôi liều vacxin quy định.

Khi thực hiện tiêm phòng cúm, người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải một vài phản ứng phụ không mong muốn:

– Một số phản ứng thường gặp là mệt mỏi, uể oải, sưng tấy tại vị trí tiêm, nổi mẩn đỏ và đau nhức các cơ trên cơ thể, khó chịu.

– Một số dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rét run và sốt.

– Những người dị ứng với các thành phần trong vacxin có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, phát ban, đau tức ngực, nổi mề đay, đau họng, khàn giọng và khó thở.

– Trường hợp cực kỳ hiếm gặp khi đối tượng chưa được kiểm tra sức khỏe kỹ trước khi tiêm có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như viêm não hoặc sốc phản vệ. Tuy nhiên những phản ứng này hầu như không xảy ra nếu công tác kiểm tra trước khi tiêm được đảm bảo đúng quy chuẩn.

Nhìn chung, không phải ai cũng xuất hiện phản ứng phụ khi tiêm phòng. Bên cạnh đó, phần lớn trường hợp các tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau vài giờ. Tuy nhiên nếu những tác dụng phụ trên kéo dài bất thường và khiến bạn khó chịu, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Các nghiên cứu qua nhiều mùa cúm, trên nhiều chủng virus và loại vacxin cúm

Vacxin cúm influenza: Phác đồ và lưu ý khi tiêm

>>>>>Xem thêm: Danh sách các loại vacxin nên tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi

Những phản ứng nguy hiểm như sốc phản vệ hầu như không xảy ra nếu công tác kiểm tra trước khi tiêm được đảm bảo đúng quy chuẩn.

Trên đây là những thông tin chung về vacxin cúm Influenza. Hi vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về loại vacxin này và hãy liên hệ Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *