Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi

Chụp cộng hưởng từ đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chụp MRI giúp việc tầm soát ung thư hiệu quả và có độ chính xác cao. Đối với ung thư phổi thì phương pháp này có vai trò sàng lọc rất lớn. Hãy tìm hiểu phương pháp này có ý nghĩa như thế nào trong sàng lọc ung thư phổi nhé.

Bạn đang đọc: Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi

1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dựa trên việc sử dụng từ trường mạnh, sóng radio và máy tính để tạo hình ảnh chi tiết về các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị rất cao trong việc chẩn đoán và đánh giá cá tổn thương trong cơ thể. Đem lại hình ảnh rõ nét, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh với đặc điểm hình thái có kích thước nhỏ.

Chụp MRI có thể đánh giá được hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể như: sọ não, cột sống, cơ xương khớp… Trong đó ứng dụng chụp MRI phổi đang là phương pháp được các cơ sở y tế ưu tiên sử dụng nhất.

Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi

Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả

2. Ưu và nhược điểm của chụp MRI 

2.1. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ

Chụp MRI phổi có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác. Cụ thể:

– Cho ảnh và cấu trúc mô mềm rõ ràng chi tiết với các cơ quan trong cơ thể: tim, phổi, gan,..

– Hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán chức năng hoạt động và cấu trúc của cơ quan nội tạng trong cơ thể.

– Kỹ thuật không sử dụng tia X-quang, không tác dụng phụ, không xâm lấn. Đảm bảo an toàn, phù hợp với nhiều người bệnh.

– Chụp MRI có thể dò được những bất thường ẩn sau lớp xương và các phương pháp khác khó phát hiện.

2.2. Nhược điểm của chụp cộng hưởng từ

Tuy là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất nhưng chụp cộng hưởng từ vẫn có một số nhược điểm như:

– Thời gian chụp MRI lâu hơn CT, không thích hợp sử dụng cho trường hợp khẩn cấp.

– Chụp MRI không phù hợp với những người mang đồ vật bằng kim loại trên người.

– Máy chụp MRI phát ra tiếng ồn lớn.

– Không gian máy chụp khá kín, có thể gây khó chịu cho người mắc hội chứng sợ không gian kín.

– Chụp MRI có chi phí cao.

Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI có thể phát hiện trẻ dậy thì sớm

Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi

Chụp MRI không phù hợp với những người mắc sợ hội chứng buồng kín

3. Tầm quan trọng của chụp MRI trong tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi chủ yếu thường gặp ở những người lớn tuổi. Đa số những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi đều từ 65 tuổi trở lên và đã ở giai đoạn muộn. Một tỷ lệ rất nhỏ còn lại được chẩn đoán là trẻ hơn 45 tuổi.

Để phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhất thì tầm soát ung thư là việc làm cần thiết. Sàng lọc ung thư phổi bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI và sinh thiết. Trong đó, phương pháp chụp MRI có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, phát hiện tiền ung thư phổi.

Chụp MRI có độ tương phản cao trong đánh giá tổn thương mô mềm, hình ảnh đa diện, không bức xạ ion ảnh hưởng đến đánh giá mạch máu. Đặc biệt, phương pháp này có độ nhạy cao trong đánh giá các tổn thương thành ngực nguyên phát, nhiễm trùng và xâm lấn.

Chính kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy các tổn thương nhỏ nhất nên việc phát hiện bệnh trở nên dễ dàng hơn và không bị bỏ sót. Điều này giúp công đoạn điều trị đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa được nhiều rủi ro trong tương lai.

4. Một số điều cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ

Để đảm bảo an toàn trong quá trình chụp, người bệnh nên tuân thủ theo một số lưu ý sau đây:

– Tháo các vật dụng làm bằng kim loại đeo trên cơ thể như: đồng hồ, trang sức, chìa khóa từ, thẻ ATM,…

– Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có máy tạo nhịp tim, khớp nhân tạo bằng kim loại, có máy trợ thính,…

– Chống chỉ định tương đối với những bệnh nhân có răng giả, mảnh đạn đã vôi hóa, hội chứng sợ buồng kín, người mang thai 3 tháng đầu, suy thận nặng, dị ứng thuốc đối quang từ.

– Một số trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng thuốc tương phản khi chụp MRI. Dù loại thuốc này hoàn toàn không gây hại nhưng bệnh nhân cũng có thể sẽ khó chịu nếu cơ thể dị ứng với thành phần của thuốc. Ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện khác lạ sau khi chụp thì bạn cần báo ngay nhân viên y tế.

– Nên có người nhà đi cùng để được hỗ trợ trong suốt buổi thăm khám cũng như khi ra về. Không nên tự lái xe bởi có thể gặp nguy hiểm.

Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi

>>>>>Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày thực quản có cần nội soi dạ dày?

Bệnh nhân có gắn các thiết bị kim loại trong người nên lưu ý khi chụp MRI

5. Gợi ý địa chỉ chụp cộng hưởng từ uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng thì Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong việc đưa các thiết bị công nghệ y tế hiện đại vào chẩn đoán hình ảnh trong y khoa.

Thu Cúc – TCI tự hào là cái tên dược các khách hàng ưu tiên và lựa chọn nhất bởi:

– Hệ thống máy MRI thế hệ mới giúp quá trình chẩn đoán diễn ra an toàn, nhanh chóng và đảm bảo kết quả có độ chính xác cao.

– Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên của đơn vị Chẩn đoán hình ảnh có bằng chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm.

– Cơ sở vật chất hiện đại, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi.

– Quy trình thăm khám khoa học và tiết kiệm thời gian.

– Chủ động đăng ký và đặt lịch khám phù hợp với lịch của cá nhân.

Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn ứng dụng phương pháp chụp MRI vào các gói tầm soát sức khỏe hiện nay. Không chỉ đánh giá chính xác các tổn thương, sàng lọc bệnh kỹ càng mà còn tối ưu chi phí hơn rất nhiều so với thực hiện lẻ.

Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe của mình nha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *