Tỷ lệ người dân mắc các bệnh về đường hô hấp đang có dấu hiệu tăng nhanh. Vì vậy mà việc thực hiện thăm khám để phát hiện bệnh sớm sẽ giúp can thiệp để điều trị kịp thời. Trong đó, nội soi phế quản là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp kiểm tra và đánh giá tình trạng ở đường dẫn khí vào trong phổi. Thông qua kết quả nội soi có thể chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân các vấn đề tại đường hô hấp mà người bệnh đang mắc phải.
Bạn đang đọc: Vai trò của nội soi phế quản trong sàng lọc bệnh lý đường hô hấp
1. Tìm hiểu chung về nội soi phế quản
1.1. Phương pháp nội soi phế quản là gì?
Nội soi phế quản là phương pháp sử dụng một ống mềm nhỏ, ở đầu ống có gắn camera giúp thu lại hình ảnh tại đường hô hấp của người bệnh. Qua cách chẩn đoán này, bác sĩ có thể quan sát thấy toàn bộ đường hô hấp như khí quản, dây thanh âm, thanh quản, hầu họng hoặc những đường dẫn khí nhỏ hơn.
Phương pháp nội soi sử dụng một ống mềm nhỏ, ở đầu ống có gắn camera giúp thu lại hình ảnh tại đường hô hấp của người bệnh
1.2. Vai trò của nội soi phế quản với các bệnh lý tại đường hô hấp
Phương pháp nội soi này giúp phát hiện được những bệnh lý tại đường hô hấp như:
– Đóng vai trò quan trọng trong tầm soát, chẩn đoán các bệnh lý, phát hiện các dị vật tại đường hô hấp: Ho ra máu, ho dai dẳng kéo dài, viêm phổi – phế quản mạn tính, đường hô hấp bị hẹp hoặc tắc nghẽn phổi mạn tính.
– Kiểm tra và đánh giá tình trạng khối u tại phổi và đường hô hấp.
– Dùng để lấy mẫu mô bằng cách sử dụng ống nội soi đưa dụng cụ chuyên dụng vào khu vực cần lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Từ đó giúp kiểm tra sự phát triển, độ lan rộng của các khối u giúp bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
– Các dị vật trong đường thở cũng được tiến hành loại bỏ trong quá trình thực hiện nội soi. Ngoài ra, có thể ứng dụng trong việc lấy máu và dịch tiết trong phế quản của người bệnh.
1.3. Các đối tượng cần thực hiện phương pháp nội soi
Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp người bệnh nghi ngờ có bệnh lý tại đường dẫn khí, ở phổi hoặc phế quản như:
– Khối u hoặc tế bào ung thư phế quản.
– Tắc nghẽn đường thở.
– Mắc các bệnh viêm nhiễm như lao hoặc viêm phổi do nấm, ký sinh trùng gây bệnh.
– Tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, giãn phế quản
-Truy tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho ra máu, ho dai dai dẳng kéo dài, khàn tiếng, liệt dây thanh quản…
– Các tổn thương dạng đốm qua hình ảnh phim chụp X-quang.
Ngoài ra, soi phế quản có thể kết hợp một số thủ thuật hoặc chẩn đoán để tăng hiệu quả điều trị như:
– Sinh thiết lấy mẫu mô.
– Hỗ trợ lấy mẫu đờm.
– Loại bỏ các dịch tiết máu, các chất nhầy.
– Kiểm soát tình trạng chảy máu trong phế quản.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh X quang tim
Phương pháp nội soi thường được chỉ định cho đối tượng gặp các vấn đề tại đường hô hấp
2. Quy trình thực hiện nội soi phế quản
Phương pháp nội soi sẽ được thực hiện qua đường miệng hoặc đường mũi của người bệnh. Nếu nội soi qua đường mũi, bác sĩ có thể quan sát rõ hơn đường hô hấp khi ống nội soi được đi vào khí quản và phổi của người bệnh. Ống của phương pháp nội soi đường mũi sẽ mềm và bé hơn so với nội soi qua đường miệng.
Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được gắn dây oxy để hỗ trợ thở và theo dõi nhịp tim, huyết áp trong suốt quá trình nội soi.
Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm lên giường và điều chỉnh tư thế sao cho đầu cao hơn người, cổ ngửa ra phía sau.
Khi tiến hành, người bệnh sẽ được xịt thuốc gây tê trong mũi hoặc miệng (tùy vào phương pháp người bệnh lựa chọn) để quá trình nội soi dễ dàng và hiệu quả hơn.
Sau khi gây tê xong bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống nội soi qua miệng hoặc mũi người bệnh, từ từ xuống phổi để kiểm tra đường hô hấp. Nếu có nghi ngờ trong quá trình nội soi hoặc cần kiểm tra chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết hoặc bơm lượng dịch nhỏ vào phổi người bệnh rồi hút ra để quan sát tế bào thu được.
Sau khi nội soi xong, người bệnh sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi và chờ kết quả.
Sau khi nội soi, nếu người bệnh có hiện tượng ho ra máu hoặc cảm thấy khó thở, sốt cao liên tục trong vòng 24 giờ nên báo với bác sĩ để kiểm tra và có can thiệp điều trị kịp thời.
3. Lưu ý sau khi thực hiện phương pháp nội soi
Khi thực hiện nội soi người bệnh cần nên chú ý một số vấn đề sau:
– Thuốc an thần, giảm đau sẽ còn tác dụng sau khi soi khoảng 2 giờ, có thể gây mệt mỏi vì vậy người bệnh không nên làm việc hoặc hoạt động mạnh.
– Nên ăn uống sau 2 giờ từ khi thực hiện nội soi, tác dụng của thuốc sẽ khiến bạn có cảm giác nuốt bị nghẹn. Bạn nên uống một ngụm nước nhỏ trước khi chuẩn bị ăn.
– Không nên lái xe trong vòng 8 giờ từ khi nội soi do thuốc an thần sẽ ảnh hưởng tới việc điều khiển xe.
– Không hút thuốc lá trong vòng 24 giờ. Bởi sau khi nội soi, niêm mạc đường thở đang ở trạng thái kích thích, nếu tiếp xúc với khói thuốc và các chất độc hại sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ quan hô hấp.
– Phương pháp nội soi này được xem là một thủ thuật an toàn, ít có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của phương pháp nội soi này, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín là điều rất quan trọng.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Chụp X quang có phải cởi áo không?
Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh nên ở lại để bác sĩ theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là cơ sở được đông đảo người dân tin tưởng và lựa chọn khi thăm khám. Sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp đánh giá tình trạng sức khẻo của người bệnh. Đội ngũ kỹ thuật viên với tay nghề dày dặn kinh nghiệm giúp thực hiện nội soi cho người bệnh nhẹ nhàng, an toàn. Với sự đầu tư về hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc công nghệ hiện đại giúp quy trình sàng lọc sức khỏe nhanh chóng và đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Ngoài ra, khi tới Thu Cúc TCI bạn sẽ được trải nghiệm không gian thăm khám rộng rãi, thoáng mát, tạo cảm giác thân thiện và thoải mái.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin cụ thể về phương pháp nội soi phế quản và vai trò của phương pháp này trong phát hiện các bệnh lý tại đường hô hấp. Chủ động thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất và ngăn ngừa được các bệnh lý nguy hiểm có thể ghé thăm bất kỳ lúc nào.