Không phải tự nhiên mà các cơ sở y tế khuyến cáo ba mẹ cần tiêm hoặc bổ sung vitamin K đầy đủ cho trẻ. Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển, hệ miễn dịch ở trẻ. Trẻ nhỏ thiếu vitamin K có thể mắc phải một số bệnh lý như còi xương, xuất huyết não, màng não, di chứng thần kinh và thậm chí tử vong.
Bạn đang đọc: Vai trò của vitamin K đối với sự phát triển của trẻ
Vai trò của vitamin K đối với sự phát triển của trẻ
Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển, hệ miễn dịch ở trẻ. (ảnh minh họa)
Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong mỡ, đây là một nhóm các chất có cấu trúc hóa học 2-methyl-1,4-naphthoquinone; có 3 loại chính là:
– Vitamin K1 tồn tại trong nhiều loại thực phẩn rau quả có màu xanh.
– Vitamin K2 được tổng hợp từ vi khuẩn thường trú trong ruột người.
– Vitamin K3 là loại tổng hợp tan trong nước và đã bị cấm vì gây tác hại tới gan.
Vai trò của vitamin K là hỗ trợ gan trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, protein C và protein S.
Vitamin K cũng có vai trò trong việc chuyển hóa xương, tuy nhiên không quan trọng như vitamin D.
Những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ nhỏ thiếu vitamin K
Thiếu vitamin K thường gặp ở trẻ sơ sinh, do vitamin K trong sữa mẹ khá thấp nên không đủ nguồn vitamin K1 cho tới khi bé bắt đầu ăn dặm. Ở trẻ sơ sinh chưa đến 6 tháng tuổi, bé chưa có vi trùng thường trú đường ruột nên không có nguồn vitamin K2, cho đến khi con được khoảng 6 tháng mới bắt đầu có vitamin K2 nên bé rất dễ thiếu vitamin K nếu như con không được bổ sung đầy đủ.
Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu, sự hấp thu vitamin K cần có mỡ, muối mật và dịch tụy. Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải bắp, cải xoong, su hào, xà lách. Vi khuẩn đường ruột cũng có khả năng tổng hợp vitamin K. Nhu cầu vitamin K ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú là 51mcg/ngày. Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 6mcg/ngày, 6-11 tháng là 9mcg/ngày và 1-3 tuổi là 13mcg/ngày.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ phòng khám lấy máu xét nghiệm uy tín tại Hà Nội
Trẻ nhỏ bị thiếu vitamin K có thể mắc phải bệnh lý như còi xương, xuất huyết não, màng não, di chứng thần kinh và thậm chí tử vong. (ảnh minh họa)
Thiếu vitamin K gây xuất huyết não, màng não thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi. Bệnh xuất hiện đột ngột, trẻ bỏ bú, khóc thét, da xanh, thiếu máu cấp tính, thóp căng phồng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, lác mắt, sụp mi, giảm vận động nửa người, có cơn ngừng thở ngắn, hôn mê và dễ tử vong hoặc để lại di chứng về thần kinh.
Bổ sung vitamin K cho trẻ bằng cách nào
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm chứa “kháng sinh” tự nhiên
Nếu là trẻ sơ sinh ba mẹ cần bổ sung vitamin K cho trẻ bằng đường tiêm, uống. Nếu trẻ đã biết ăn dặm ba mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như rau họ cải, trứng, … (ảnh minh họa)
Để dự phòng thiếu vitamin K thì chế độ ăn của mẹ cần có dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina… các lọa trái cây như lựu, việt quất, mâm xôi,…và cho trẻ bú mẹ bình thường. Bên cạnh đó, trẻ cần được bổ sung Vitamin K ngay sau sinh. Vitamin K có thể được bổ sung thông qua đường uống hoặc đường tiêm. Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, sau sinh bé được tiêm phòng vitamin K hoàn toàn miễn phí để tránh những nguy cơ xuất huyết não và các bệnh lý do thiếu vitamin K gây nên.
Trên đây là những thông tin để các bậc phụ huynh tham khảo, nếu có thắc mắc cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.