Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh vô cùng bất lợi khi người bệnh thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù rất khó khăn nhưng họ vẫn cần một kế hoạch tập luyện phù hợp nhằm duy trì sức khỏe và hệ cơ xương. Rất nhiều người thắc mắc rằng người bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác bạn nhé!
Bạn đang đọc: Vấn đề đi bộ ở người bị thoát vị đĩa đệm
1. Người bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Trước hết bạn có thể hiểu khái quát thoát vị đĩa đệm là khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí của cột sống gây ra những tác động mạnh hay tổn thương lên dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Cổ và lưng là hai vị trí thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm gây cản trở đi lại, vận động của người bệnh bởi nó thường gây ra cơn đau, nhức ở vùng đĩa đệm bị tổn thương. Mặc dù vậy, người bị thoát vị đĩa đệm vẫn cần sắp xếp thời gian tập luyện những bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe của mình. Điển hình phải kể đến là đi bộ.
Đi bộ là môn thể thao rất dễ tập mà đem lại lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt diệu. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “người bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?” là có. Bởi khi người bị thoát vị đĩa đệm đi bộ sẽ có những tác dụng sau đây:
1.1 Người bị thoát vị đĩa đệm đi bộ giúp tuần hoàn máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn
Nhiều người bệnh nghĩ rằng khi bị thoát vị đĩa đệm không nên vận động để tránh những thương tổn xảy ra. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thực hiện bất kỳ hoạt động thể thao nào thì mạch máu ở vùng cột sống sẽ bị co lại làm giảm lưu lượng hồng cầu cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết không thể đến nuôi dưỡng bộ phận này của bệnh nhân. Do đó, đi bộ với cường độ hợp lý sẽ giúp lưu thông máu nhằm thải ra các độc tố gây hại trong cơ thể và quá trình tuần hoàn máu sẽ diễn ra tự nhiên.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu khiến máu khó lưu thông và đi bộ là giải pháp hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, nhưng người bị thoát vị đĩa đệm cần đi bộ đúng cách.
1.2 Giúp hệ xương chắc khỏe và dẻo dai trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Đi bộ hàng ngày sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa bị loãng xương, hệ cơ xương được vận động linh hoạt nhằm cải thiện tình trạng bệnh sau này.
1.3 Cấu trúc cột sống được cải thiện trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Khi đi bộ vị trí của cột sống và lưng dưới luôn được thẳng. Do vậy, đi bộ thường xuyên sẽ hỗ trợ cột sống kéo dãn, gia tăng giới hạn hoạt động. Từ đó làm giảm các cơn đau hữu hiệu đặc biệt là giảm đau vùng lưng dưới. Các bộ phận xương ở lưng, hông, chân, cổ cũng theo đó thuyên giảm cơn đau và di chuyển linh hoạt hơn
1.4 Giúp cơ thể cân đối
Đi bộ giúp giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp. Đặc biệt với những người bệnh béo phì, đi bộ giúp làm giảm lượng mỡ máu ra khỏi cơ thể. Ngay khi lượng máu xấu bị đào thải thì áp lực vùng cột sống, vùng lưng cũng sẽ giảm dần. Cứ như vậy một thời gian cơ thể không chỉ cân đối mà tình trạng bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều.
2. Những điểm cần lưu ý cho người bị thoát vị đĩa đệm khi đi bộ
2.1 Cách thức đi bộ hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm
Khởi động thật kỹ trước khi đi bộ
Việc thực hiện các bài tập khởi động kỹ trước khi đi bộ góp phần rất quan trọng. Điều này giúp các khớp, cơ làm quen dần, tránh chịu áp lực một cách đột ngột.
Tư thế đi bộ đúng đắn
Một tư thế đúng là một tư thế thẳng lưng, không gù, đầu và lưng thẳng trên một đường khi bước đi, thả lỏng cơ thể. Song song, mắt nhìn thẳng về phía trước kết hợp với chân tay nhịp nhàng, uyển chuyển. Bước chân đi ngắn, khoan thai với tốc độ chậm chắc, đều đặn, đồng thời gót chân luôn phải tiếp đất. Người bị thoát vị đĩa đệm nên đi bộ với tâm thế và tư thế như vậy thì liệu trình điều trị sẽ hiệu quả tức thì.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Tư thế tập rất quan trọng với người bị thoát vị đĩa đệm khi đi bộ.
Các nguyên tắc “không” khi đi bộ
Không đi bộ lúc vừa ăn no xong hay cảm thấy đói vì rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
Quãng đường và thời gian đi bộ nên phù hợp với sức khỏe của mỗi người, tránh quá sức.
Khi đi bộ không nên cầm quá nhiều vật dụng trên người, để tránh những tư thế sai lệch khi bước đi.
Không sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử nào khác để tập trung toàn bộ sự chú ý vào bài tập đi bộ.
Không ăn vặt trong quá trình đi bộ để đảm bảo hiệu quả tối đa bài tập cho cơ thể
Trang phục tham gia đi bộ hàng ngày
Quần áo cần gọn gàng, thoải mái, rộng rãi, tránh bó sát người để thực hiện các động tác trơn tru. Giày tập cần mềm mại, bền và vừa chân để đi bộ được thuận tiện.
Tự điều chỉnh nhịp thở đều đặn
Hơi thở giúp điều hòa lượng oxy trong cơ thể khi đi bộ. Cần kết hợp phương pháp hít thở sâu để tạo tâm lý dễ chịu, giúp cơ thể được cân bằng trạng thái.
Vận dụng linh hoạt các bài tập
Các bài tập đi bộ thường nên bắt đầu từ những bài ngắn và nhẹ nhàng. Thời gian tập luyện dành cho người bệnh có thể từ 10 – 30p/ngày/lần tập tùy theo tình trạng bệnh và tư vấn của chuyên gia y tế. Có thể tập ở công viên, sân vận động gần nhà,….hay tập trên máy đi bộ chuyên dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nên đi bộ trên đường phẳng, tránh đường gồ ghề, xoắn ốc và nghiêng cao. Có thể dành 10p để nghỉ giữa giờ tập khi cảm thấy bất ổn. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tham gia liệu trình tập hiệu quả.
An toàn được đặt lên hàng đầu
Hãy lắng nghe cơ thể từng chút một để nắm rõ thể trạng của chính mình. Mặc dù đi bộ không phải bộ môn quá vất vả dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng cũng không được chủ quan vì nếu tập luyện quá sức thì sẽ gây nên những biến chứng nặng cho cơ thể.
2.2 Những tư thế cần tránh ở người bị thoát vị đĩa đệm
Động tác vặn người, ngồi xổm
Đĩa đệm là bộ phận quan trọng nằm ở dưới vùng lưng dưới và trên phần hông. Khi thực hiện động tác vặn người hay ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực xuống phần đĩa đệm khiến nó bị chèn ép gây tổn thương và khó hấp thụ chất.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên có các động tác vặn, xoắn người vì dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Động tác đứng lên và ngồi xuống, cúi gập người và khom lưng
Tần suất việc đứng lên và ngồi xuống đồng thời sẽ khiến người bệnh vừa có cảm giác đau lại không thể cải thiện sức khỏe. Cúi gập người và khom lưng cũng như vậy. Những hoạt động này vô cùng khó khăn đối với bộ phận đĩa đệm cũng như cột sống của bệnh .
Chạy bộ
Đĩa đệm có vai trò giảm xóc cho cột sống làm cân bằng giữa lưng, hông và chân. Nhưng vì người bệnh thoát vị đĩa đệm cho nên trọng tâm cơ thể lại dồn hết vào chân và các dây thần kinh khiến tổn thương thêm vị trí đĩa đệm. Điều này không hề có lợi cho bệnh nhân và rất nguy hại đến cơ thể.
Tóm lại, đi bộ không giống như thuốc điều trị bệnh có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó lại là phương pháp ngăn ngừa, hỗ trợ, duy trì thể trạng bệnh nhân một cách tự nhiên nhất. Một lần nữa, câu trả lời dành cho thắc mắc “người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” là hoàn toàn có thể nhưng phải khoa học và cần được tư vấn từ chuyên gia điều trị của người bệnh để nắm được những bài tập phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.