“Vén màn” chứng xơ cứng động mạch vành 

Xơ cứng động mạch vành là một trong những bất thường đáng lưu tâm của hệ tim mạch. Đây có thể là “nguồn cơn” của nhiều bệnh lý và biến cố nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, phình mạch, suy tim,… Cùng tìm hiểu về chứng xơ cứng mạch vành qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: “Vén màn” chứng xơ cứng động mạch vành 

1. Xơ cứng động mạch vành là gì, có nguy hiểm không?

1.1 Xơ cứng động mạch vành là gì?

Động mạch vành là mạch máu quan trọng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim, nhờ đó tim có thể co bóp để tạo máu và thực hiện các chức năng khác của mình.

Thông thường hệ thống động mạch nói chung và động mạch vành nói riêng sẽ có độ đàn hồi và căng giãn tốt. Nhưng theo thời gian, do sự lão hóa của cơ thể cùng nhiều yếu tố tác động, các cấu trúc trong động mạch cũng trở nên cứng và dày hơn, được gọi chung là xơ cứng động mạch vành. Mức độ xơ cứng càng lớn thì máu lưu thông qua lòng mạch càng khó khăn. Nguồn cung cấp máu cho cơ tim cũng có nguy cơ bị hạn chế.

Xơ vữa động mạch là một dạng xơ cứng đặc biệt. Đặc trưng của tình trạng này là sự tích tụ của chất béo, cholesterol, canxi và các chất dễ lắng đọng khác trên thành động mạch, tạo nên mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này có thể làm hẹp động mạch, cản trở quá trình lưu thông bình thường của máu. Nếu các mảng xơ vữa bong ra sẽ tạo thành cục máu đông.

Chính điều này khiến xơ vữa động mạch trở nên nguy hiểm, vì có thể gây ra các biến chứng tắc mạch.

“Vén màn” chứng xơ cứng động mạch vành 

Theo thời gian hoặc do các nhiều yếu tố tác động, động mạch vành ngày càng trở nên xơ cứng, không còn mềm mại và đàn hồi như ban đầu.

1.2 Các biến chứng của xơ cứng động mạch vành

Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn có thể gây ra các biến chứng ở tim như tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp, phình mạch hoặc suy tim.

Nếu cục máu đông di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể có thể gây nguy hiểm ở nhiều mức độ khác nhau, cụ thể:

– Tắc nghẽn ở động mạch cảnh: Gây thiếu máu não qua hoặc đột quỵ

– Tắc nghẽn mạch máu ngoại biên: Gây các bệnh lý động mạch ngoại biên, biểu hiện kém nhạy cảm với nhiệt, khiến người bệnh dễ bỏng hoặc tê cóng. Tuần hoàn kém ở tay hoặc chân có thể gây hoại tử.

– Tắc nghẽn ở động mạch thận: Có thể gây bệnh thận mạn tính, suy thận.

– Phình mạch: Máu lưu thông khó khăn có thể gây ứ đọng và phình ở một số đoạn động mạch. Triệu chứng nguy hiểm thường là đau và đau nhói theo nhịp đập tại các vị trí động mạch bị phình. Nếu túi phình vỡ, bệnh nhân có thể bị xuất huyết nội, đe dọa tính mạng.

2. Biểu hiện của xơ cứng mạch vành

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào đáng kể do tình trạng xơ cứng chưa gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình lưu thông của máu. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi động mạch này bị thu hẹp nhiều hoặc có tắc nghẽn, dẫn đến không thể cung cấp đủ máu cho cơ tim và gây ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan và các mô trong cơ thể.

Mạch vành bị xơ cứng có thể gây ra các triệu chứng sau:

– Đau thắt ngực hoặc tức ngực

– Tim đập nhanh hơn, có tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực

– Khó thở

– Ho khan

– Sưng phù chân

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

– Tê hoặc yếu tay chân, nói lắp, mất thị giác tạm thời, mặt chảy xệ nếu tình trạng xơ cứng động mạch ở tim gây thiếu máu lên não

– Đau chân khi đi bộ hoặc giảm huyết áp ở chi nếu thiếu máu cung cấp cho động mạch ở tay và chân

– Huyết áp tăng cao hoặc suy thận trong trường hợp máu không đủ cung cấp cho động mạch thận

Bạn nên để ý đến các triệu chứng trên và đừng bỏ qua các dấu hiệu thoáng qua. Nếu nghi ngờ mắc các bệnh liên quan đến xơ cứng hoặc xơ vữa mạch vành thì nên đi khám sớm để được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn sự tiến triển của mảng xơ vữa và nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cũng như các tình trạng cấp cứu khác.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp ngừa tai biến mạch máu não

“Vén màn” chứng xơ cứng động mạch vành 

Đau thắt ngực là một trong những biểu hiện cho thấy mạch máu nuôi tim bị xơ cứng.

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch nuôi tim

Tình trạng xơ cứng ở mạch vành thường tiến triển chậm, do quá trình lão hóa hoặc sự tích tụ lâu dài của các chất gây lắng đọng. Bệnh cũng có thể bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch vành gồm:

– Cao huyết áp

– Cholesterol cao

– Nồng độ CRP tăng cao

– Bệnh đái tháo đường

– Béo phì, thừa cân

– Tình trạng ngưng thở khi ngủ

– Hút thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử

– Trong gia đình có người mắc các bệnh lý tim mạch sớm

– Lười tập thể dục

– Ăn uống không lành mạnh

– Nhiễm trùng nhưng không rõ nguyên nhân

– Bệnh viêm khớp, lupus, bệnh vảy nến hoặc nhiễm trùng đường ruột

Các yếu tố này khiến thành động mạch bị tổn thương. Khi đó các tế bào máu và các chất khác tụ lại tại vị trí tổn thương, đi vào lớp áo trong của động mạch, tích tụ thành các mảng xơ vữa và xơ cứng theo thời gian.

4. Cách ngăn ngừa xơ cứng mạch vành

Tuy nguy hiểm nhưng bệnh xơ cứng mạch vành có thể phòng tránh được bằng việc duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc tốt hệ tim mạch.

Một số biện pháp hữu hiệu giúp ngăn quá trình động mạch vành xơ cứng có thể kể đến như:

– Bỏ hút thuốc lá bất kể hình thức nào

– Ăn những thực phẩm tốt, an toàn cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả, thịt trắng (bỏ da),…

– Kiên trì tập thể dục thường xuyên, đều đặn

– Duy trì cân nặng phù hợp, nếu bị thừa cân thì nên giảm cân

– Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát huyết áp, cholesterol, đường huyết ở mức ổn định

“Vén màn” chứng xơ cứng động mạch vành 

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các cách để ngăn ngừa đột quỵ tái phát

Thực hiện các thói quen tốt như ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên giúp ngăn nguy cơ xơ cứng mạch vành.

Bạn nên thăm khám định kỳ chuyên khoa Tim mạch, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh xơ cứng động mạch vành. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ, hãy thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Nếu đã được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng mạch vành, điều trị sớm và kiểm soát bệnh với sự đồng hành của các chuyên gia là điều vô cùng cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *