Vi khuẩn HP là “hung thủ” chính gây các bệnh dạ dày, điển hình là viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP có chữa được không? Biện pháp nào giúp “tiêu diệt” vi khuẩn HP một cách tốt nhất.
Bạn đang đọc: Vi khuẩn HP có chữa được không?
Đôi nét về vi khuẩn HP và bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP tên khoa học là Helicobacter Pylori, đây là một loại vi khuẩn sống ký sinh và phát triển trong lớp niêm mạc của dạ dày người. Trong môi trường acid mạnh như dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra một chất enzyme là urease giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày và tồn tại phát triển một cách mạnh mẽ. Chúng sẽ không tự chết đi nếu như chúng ta không có biện pháp tác động gây ức chế hay tiêu diệt loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn HP là hung thủ chính gây ra các bệnh về dạ dày, điển hình là viêm loét dạ dày – tá tràng và đồng thời cũng là nhân tố gây ra bệnh ung thư dạ dày. Những tổn thương ở dạ dày do vi khuẩn HP gây ra được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm: đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi nhiễm vi khuẩn đến khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Chúng không có biểu hiện rõ ràng, thường rất âm thầm và lặng lẽ nên chỉ khi người bệnh thấy các dấu hiệu bất thường về tiêu hóa như đầy hơi, ợ chua, đau bụng, nôn nhiều, rối loạn tiêu hóa,… đi kiểm tra mới phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP có chữa được không?
Vi khuẩn HP có chữa được không? có trị hết không? và điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì hết? Đây là nỗi băn khoăn của không ít người mắc phải vi khuẩn này. Hiện nay vi khuẩn HP được điều trị bằng biện pháp can thiệp y khoa, đây là một trong những biện pháp tốt nhất giúp phát hiện chính xác vi khuẩn HP và có phác đồ điều trị giúp đẩy lùi loại vi khuẩn này.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị HP cần kéo dài trong ít nhất 2 tuần và có thể điều trị duy trì trong 4 – 8 tuần sau đó để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc. Việc chữa trị có khỏi hay không và điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh.
Nếu sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, người bệnh không chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày như: Thường xuyên thức khuya, stress, uống nhiều bia rượu… thì quá trình điều trị sẽ kéo dài và tình trạng viêm đau dạ dày vẫn tiếp diễn. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu bạn tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ và có lối sống khoa học, lành mạnh.
Hiệu quả điều trị vi khuẩn HP
Một tháng sau khi ngừng uống thuốc điều trị HP, bệnh nhân cần làm test hơi thở để kiểm tra xem vi khuẩn HP có trị hết không. Đối với bài kiểm tra này, bệnh nhân không được phép dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong vòng 4 tuần trước đó và cần phải dừng tất cả các thuốc ức chế acid dạ dày kể từ 2 tuần trước khi làm test thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nhịn ăn từ buổi tối hôm trước.
Đây là bài kiểm tra cần thiết vì có nhiều khả năng vi khuẩn HP dạ dày chưa bị loại trừ sau khi dùng phác đồ điều trị đầu tiên. Có thể là do vi khuẩn kháng các loại thuốc kháng sinh đã dùng hoặc do liều dùng chưa đủ hoặc dùng chưa đúng cách. Nếu trong trường hợp vi khuẩn HP vẫn còn tồn tại, các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ kết hợp của nhiều thuốc kháng sinh loại mới.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ bệnh viện nội soi dạ dày, đại tràng tốt tại Hà Nội
Điều trị vi khuẩn HP giúp ngăn gây ra những tổn thương cho dạ dày ở mọi lứa tuổi và cả với những người đã nhiễm khuẩn lâu năm. Diệt trừ sớm vi khuẩn HP còn giúp tránh hình thành những tổn thương do ung thư dạ dày. Một khi đã diệt trừ được vi khuẩn HP, khả năng tái nhiễm là rất ít, vì vậy có thể xem như là đã được điều trị khỏi.