Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn thường sinh sống và gây ra những hậu quả không tốt đối với dạ dày và cả hệ tiêu hóa. Vậy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống không? nhé!
Bạn đang đọc: Vi khuẩn hp lây qua đường ăn uống không?
1. Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn HP là “nỗi ám ảnh” đối với rất nhiều người vì chúng chính là nguyên nhân gây ra những căn bệnh vô cùng nguy hiểm liên quan đến dạ dày.
Vi khuẩn HP có tên gọi là Helicobacter pylori, đây là một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng sống sót và hoạt động trong môi trường axit dạ dày. Chúng ký sinh trên niêm mạc tại dạ dày, khiến người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn, phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Hơn nữa chúng còn là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày nguy hiểm như:
– Viêm loét dạ dày
– Đau dạ dày
– Hành tá tràng
– Ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng sống sót và hoạt động trong môi trường axit dạ dày
2. Vi khuẩn Hp lây qua đường ăn uống không?
Nhiều người thường thắc mắc liệu rằng vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không, câu trả lời là có. Vi khuẩn HP sẽ lây qua đường ăn uống cụ thể trong những trường hợp sau:
2.1. Sử dụng chung bát đũa, thìa
Vi khuẩn HP có chứa trong nước bọt hoặc cao răng của người bệnh, vì thế, khi sử dụng chung bát đũa, thìa, đũa,… hoặc vật gì tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc vùng miệng của người nhiễm HP thì bạn sẽ bị lây lan. Việc dùng chung bát đũa, thìa với người bệnh thì tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP lên đến 90%. Vì thế, bạn không nên ăn uống chung đụng với những người lạ hoặc người được xác nhận nhiễm vi khuẩn HP.
2.2. Dùng chung cốc uống nước
Tương tự với trường hợp sử dụng chung bát đĩa, thìa đũa thì bạn cũng có thể bị lây vi khuẩn HP nếu dùng chung cốc uống nước với người đang bị mắc vi khuẩn Hp. Vi khuẩn HP sẽ bám trên vùng miệng của ly uống nước và tiếp tục tấn công những người khác sử dụng lại chiếc ly này. Từ đó, chúng xâm nhập vào cơ thể người bị lây lan và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về dạ dày đối với người đó.
Tìm hiểu thêm: Nhận diện triệu chứng trào ngược axit dạ dày ngay từ dấu hiệu nhỏ
Bạn cũng có thể bị lây vi khuẩn HP nếu dùng chung cốc uống nước với người đang bị mắc vi khuẩn Hp
2.3. Sử dụng các thức ăn sống
Nếu bạn đang thắc mắc vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không thì bạn nên cân nhắc việc ăn các loại thực phẩm sống như các loại rau sống, gỏi tái sống. Bởi khi các loại thực phẩm này không được chế biến sạch sẽ thì vi khuẩn HP cũng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể con người làm gia tăng nguy cơ gây bệnh. Thức ăn nên được nấu chín, vì nó sẽ giảm đi phần nào nỗi lo bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, giun sán và cả vi khuẩn HP.
2.4. Người chế biến vệ sinh tay không sạch sẽ
Vi khuẩn Hp không chỉ tiếp xúc trực tiếp qua đường nước bọt như ăn chung, uống chung,… mà còn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP khi tay của người bệnh không sạch sẽ khi chế biến các món ăn. Lúc này, người bệnh đã vô tình lan truyền vi khuẩn Hp vào thức ăn, khiến người ăn bị nhiễm khuẩn. Có thể nói đây là cách lây lan vi khuẩn HP một cách gián tiếp không phải ai cũng biết để có thể đề phòng.
2.5. Ngồi ăn cùng, tiếp xúc với nước bọt của người bệnh
Việc lây lan khi ngồi ăn chung với người nhiễm vi khuẩn Hp cũng rất dễ xảy ra. Bởi khi đó vi khuẩn Hp từ thìa, đũa di chuyển sang các món ăn chung, người tiếp xúc các món ăn đó cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Việc tiếp xúc gần như hôn môi cũng là nguyên nhân gây lây lan vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, việc nói chuyện gần với người nhiễm vi khuẩn Hp cũng dễ lây nhiễm. Bởi khi cười, nói tuyến nước bọt sẽ bị bắn ea và tiếp xúc với da mặt hay bất cứ khu vực nào trên cơ thể người không bị bệnh, khiến họ dễ bị lây nhiễm.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày khi ngủ: Nguyên nhân, dấu hiệu, xử trí
Việc lây lan khi ngồi ăn chung với người nhiễm vi khuẩn Hp cũng rất dễ xảy ra
2.6. Ăn các loại rau củ, trái cây chưa rửa sạch
Sử dụng các loại rau củ, trái cây chưa được rửa sạch mà đã dùng trực tiếp hoặc đem đi chế biến không kỹ. Lúc này vi khuẩn HP vẫn có thể sống sót và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào bên trong dạ dày khiến người đang bình thường cũng có nguy cơ mắc vi khuẩn Hp, gây viêm loét và những tổn thương nặng nề ở vùng niêm mạc dạ dày.
Như vậy bạn đã có câu trả lời vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống không cũng như hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm của loại vi khuẩn này . Do đó, bạn cần tìm hiểu các cách để phòng ngừa lây lan loại vi khuẩn này nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra.
3. Cách phòng tránh vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống
Để phòng ngừa vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường ăn uống thì chúng ta nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn cũng như sau khi ăn.
– Nếu trong gia đình hoặc họ hàng, bạn bè có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên hạn chế sử dụng chung chén đũa, ly uống nước, đồ dùng cá nhân.
– Tuyệt đối không gắp đồ ăn, không chấm chung nước chấm với người bệnh để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP.
– Từ bỏ thói quen ăn tiết canh và đồ tái sống
– Nên chế biến thực phẩm sạch sẽ, kỹ càng, ăn chín uống sôi
– Hạn chế ăn những hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Không gian sinh sống luôn phải giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát. Nên sử dụng các biện pháp an toàn để diệt trừ gián, ruồi muỗi.
– Nước sinh hoạt và nước uống trong nhà luôn phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
– Nên thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu bị nhiễm HP, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trên đây là thông tin để trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống không?. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vi khuẩn HP và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.