Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?

Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể người phụ nữ có sự xáo trộn, đó chính là nguyên nhân vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi.
Phụ nữ khi mang thai thường gặp phải các vấn đề về răng lợi. Các bệnh răng lợi thường gặp ở bà bầu gồm: Viêm lợi, nha chu, sâu răng, nhạy cảm chân răng, phì đại lợi thai nghén, u đại lợi thai nghén… Bệnh răng lợi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân?

Bạn đang đọc: Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?

Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?

Phụ nữ khi mang thai thường gặp phải các vấn đề về răng lợi.

Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh răng lợi ở bà bầu. Dưới đây là các nguyên nhân cơ bản:
-Việc vệ sinh răng lợi trong thai kỳ chưa tốt.
-Nguyên nhân gây viêm răng lợi ở bà bầu: Khi có thai, hai nội tiết tố là estrogen và prosestin tăng nhiều khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc, tính đàn hồi giảm dẫn đến huyết dịch ứ trệ và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng thêm khiến lợi dễ bị viêm và chảy máu.
Nếu không chú ý giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng viêm răng lợi sẽ ngày càng trầm trọng. Viêm răng lợi có thể ngày một nặng thêm cùng với sự tiến triển của thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi sinh, mức estrogen và prosestin hạ thấp, tình trạng viêm răng lợi sẽ giảm.

Tìm hiểu thêm: Mổ nhân xơ tử cung phụ nữ độ tuổi 30-45

Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?

Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể người phụ nữ có sự xáo trộn, đó chính là nguyên nhân vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi.

-Nguyên nhân gây nhạy cảm chân răng ở bà bầu: Các hormon khi mang thai làm giãn các cơ vòng của thực quản dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản kết hợp với hiện tượng nôn mửa do ốm nghén làm cho răng phải tiếp xúc thường xuyên với acid, làm xói mòn men răng, tăng nhạy cảm ngà răng.
-Sâu răng ở bà bầu chủ yếu do chế độ ăn trong thai kì có nhiều thay đổi. Tình trạng tăng acid trong khoang miệng do trào ngược dạ dày, thực quản và nôn mửa do ốm nghén sẽ làm cho răng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường acid; Nồng độ calci trong máu của mẹ không đáp ứng đủ cho thai nhi, cũng là một nguyên nhân làm giảm sự chắc khỏe của tổ chức cứng của răng, dễ gây sâu răng; Chế độ chăm sóc răng miệng chưa đảm bảo.
-Phì đại lợi thai nghén – U lợi thai nghén (Epulis) chủ yếu là do nồng độ progesteron và estrogen tăng trong máu, làm thay đổi tính thấm thành mạch, dẫn đến phù nề lợi và tăng đáp ứng với vi khuẩn mảng bám. Viêm lợi phì đại trong thai kỳ là sự nặng lên của viêm lợi có từ trước. Nếu không có mảng bám thì không có phì đại lợi thai nghén.
-Trong quá trình phát triển, thai nhi cần rất nhiều canxi. Mẹ bầu bổ sung canxi không đủ, thai nhi sẽ rút canxi và gây nên các bệnh về răng lợi khi mang thai.


Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh răng lợi khi mang thai

Trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu ý về việc vệ sinh răng miệng. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đánh răng. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch và lấy hết những mảng bám bám trên răng.

Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Khám và và hỗ trợ điều trị bệnh răng lợi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Bà bầu nên chọn loại bàn chải mềm, đánh răng theo chiều từ chân răng dọc theo kẽ răng, chải nhẹ nhàng để không làm tổn thương lợi.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nếu lợi dễ bị chảy máu cần chú ý chọn thức ăn mềm hoặc nấu nhừ để ít phải nhai nhiều tránh tổn thương răng lợi và dễ tiêu hóa. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường vitamin C cho cơ thể.
Ngay khi gặp phải các vấn đề về răng lợi, mẹ bầu cần đi khám nha khoa để được tư vấn điều trị bởi bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *