Khám tiền sản cho bà bầu là bước chuẩn bị hành trang quan trọng cho hành trình làm mẹ. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang bầu nhằm giúp bạn nắm rõ được tình hình sức khỏe của bản thân và có thể chuẩn bị tốt trước khi mang thai và chào đón em bé khỏe mạnh. Qua bài viết dưới đây, Thu Cúc CTI sẽ cung cấp những thông tin chi tiết tới bạn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Vì sao cần phải khám tiền sản cho bà bầu?
1. Khám tiền sản là gì?
Khám tiền sản hay khám trước khi mang thai là việc thực hiện khám sức khỏe trước khi phụ nữ mang bầu nhằm mục đích kiểm tra những vấn đề bất thường của cơ thể có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé trong quá trình thai nghén. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới hơn 4000 dấu hiệu bất thường của thai nhi và cả trẻ sơ sinh có thể gặp mà nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố di truyền, môi trường, một số bệnh lý của bố mẹ hoặc một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Khám tiền sản nhằm kiểm tra những vấn đề bất thường của cơ thể có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé trong quá trình thai nghén
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để đưa ra những lời khuyên phù hợp cho các cặp vợ chồng. Đồng thời, bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho mẹ bầu, một số loại thuốc nên dùng và những việc cần chuẩn bị trước khi mang bầu.
2. Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi khám tiền sản
Chuẩn bị cho quá trình mang thai không còn đơn giản, có rất nhiều việc các cặp đôi cần chuẩn bị. Đặc biệt khám tiền sản là việc không thể bỏ qua mà bất cứ chị em nào có dự định mang bầu đều cần phải lưu ý. Sau đây là một số việc chị em cần chuẩn bị trước khi đi khám tiền sản:
– Tâm lý được thoải mái
Các cặp đôi nên coi đây là việc cần làm trước khi mang thai, không nên quá căng thẳng. Bởi khi căng thẳng quá mức, tim bạn sẽ đập nhanh hơn, các mạch máu có lại và làm tăng huyết áp. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thăm khám.
– Những giấy tờ liên quan đến sức khỏe của bạn
Trước khi đi khám tiền sản, các cặp đôi cần chuẩn bị các giấy tờ như:
+ Giấy tờ chứng minh bạn đã tiêm chủng những bệnh lý gì.
+ Kết quả khám sức khỏe gần nhất nếu có.
+ Thông tin về các bệnh lý di truyền (bố mẹ, anh chị em ruột trong gia đình).
– Lịch sử mang thai của người nữ nếu có,…
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi nếu có thắc mắc về vấn đề khám tiền sản để được bác sĩ giải đáp.
3. Khám tiền sản là làm những gì?
Các cặp vợ chồng trước khi đi khám tiền sản đều có câu hỏi và không biết việc thăm khám này gồm các bước nào và để làm gì. Sau đây là các bước được thực hiện trong mỗi buổi khám tiền sản:
3.1. Khám tổng quát – khám tiền sản cho bà bầu
Đây là bước đầu tiên và quan trọng khi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát sức khỏe của bạn và các chỉ số chiều cao, cân nặng, BMI, nhịp tim, huyết áp, tuyến vú, tuyến giáp, vùng tử cung, vùng bụng,… để phục vụ cho các bước thăm khám sau đó.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai: nguyên nhân, cách xử trí
Bạn nên tiêm phòng trước khi mang bầu khoảng 1 tháng
Ở bước tiếp theo, bác sĩ thăm khám sẽ hỏi chi tiết các vấn đề về kinh nguyệt của bạn. Từ đó xác định chu kỳ, tính ngày rụng trứng để tư vấn thời gian quan hệ để nhanh có thai.
Kiểm tra lịch sử tiêm phòng, nếu bạn vẫn chưa tiêm phòng các bệnh sởi, ho gà, thủy đậu, bạch hầu, lao, uốn ván,… thì lời khuyên dành cho bạn là nên tiêm phòng trước khi mang bầu khoảng 1 tháng.
3.2. Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc – khám tiền sản cho bà bầu
Đến bước này, bạn sẽ làm xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B,…
3.3. Các bệnh có thể di truyền cho thai nhi
Trường hợp người thân trong gia đình bạn đã hoặc đang mắc phải các bệnh di truyền, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có thể xác định được tỷ lệ khả năng thai nhi bị dị tật. Các trường hợp có thể gây dị tật cho thai nhi bao gồm:
– Chị em đã từng bị sảy thai, lưu thai.
– Một số vấn đề về tâm thần: Trí não chậm phát triển, tâm thần phân liệt,…
– Những bệnh về đường huyết: Tiểu đường, cao huyết áp,…
– Những bệnh di truyền: máu khó đông, thalassemia, u xơ thần kinh loại 1,…
– Các bệnh dị tật bẩm sinh: Hở hàm ếch,…
– Một số vấn đề về tâm sinh lý: Trầm cảm, tự kỷ,…
– Thị lực suy giảm, khả năng nghe bẩm sinh kém,…
Bên cạnh đó, phụ nữ ngoài 30 tuổi cũng cần đặc biệt lưu ý trước khi mang thai. Họ cần được bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất trước khi mang thai.
4. Một số lưu ý trước khi đi khám tiền sản
– Trước khi thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu, chị em phải nhịn ăn tối thiểu trước 8 giờ, nên uống nhiều nước lọc và cố gắng nhịn tiểu trước khi làm xét nghiệm.
– Nên tạm dừng sử dụng thuốc trước ngày lấy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chữa bệnh lý về huyết áp thì không cần lưu ý đến vấn đề này.
– Không đeo trang sức nếu đo điện tâm đồ và chụp X – quang.
– Nên đi khám trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt 5 ngày nhằm giúp quá trình xét nghiệm nước tiểu, soi tươi dịch âm đạo được chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Xơ phổi có nguy hiểm không?
Thu Cúc TCI là sự lựa chọn hàng đầu được các chị em tin tưởng tới đăng ký dịch vụ khám tiền sản
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em phụ nữ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khám tiền sản. Họ chủ quan với việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ và trước khi mang thai. Khám sức khỏe trước khi mang bầu là hành trang cần thiết để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế mọi âu lo và có thể tự tin khi làm mẹ.
Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện TW cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, Thu Cúc TCI là sự lựa chọn uy tín được các chị em tin tưởng tới đăng ký dịch vụ khám tiền sản. Không những thế, tại đây còn cung cấp các gói dịch vụ khám thai, sinh con, thuận tiện cho các mẹ thăm khám.
Liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn miễn phí và đăng ký gói khám phù hợp cho mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.