Sau khoảng thời gian niềng răng kiên trì, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân niềng răng đeo hàm duy trì. Đây là 1 khí cụ nha khoa có tác dụng giữ sự ổn định của hàm răng sau khi niềng. Trong quá trình đeo hàm duy trì, có người gặp phải tình trạng ê răng. Vậy ê răng khi đeo hàm duy trì là do đâu và có thể làm gì để khắc phục?
Bạn đang đọc: Vì sao lại bị ê răng khi đeo hàm duy trì?
Hàm duy trì tháo lắp kim loại.
1. Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là dụng cụ giúp răng ổn định nhanh hơn, đảm bảo kết quả tốt sau khi niềng răng. Sau khi niềng răng, răng đã đều và thẳng hàng nhưng nó chưa thực sự ổn định trong xương ổ răng và hoàn toàn có nguy cơ xô lệch. Hàm duy trì có tác dụng chống lại sự xô lệch này, cố định răng tốt hơn.
2. Vì sao cần đeo hàm duy trì
Có thể thấy, việc đeo hàm duy trì là điều cần làm, có lợi cho răng sau niềng. Nhiều người chủ quan không đeo hàm theo hướng chỉ định của bác sĩ và kết quả răng bị chạy về vị trí ban đầu. Bởi trong quá trình niềng răng, cả răng và xương hàm đều phải chịu lực siết, tác động rất lớn, răng và xương hàm đều còn rất yếu, các tổ chức quanh răng đều chưa ổn định, răng thì chưa ổn định trong xương ổ răng. Do đó, rất dễ bị dây chằng lôi kéo về vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, quá trình ăn uống, nhai nghiến đồ ăn càng làm tăng nguy cơ răng xô lệch. Lúc này, hàm duy trì có tác dụng giúp răng thích nghi với sự thay đổi mới.
Ngoài ra, mô nướu và mô nha chu chưa thể ngay tức khắc tổ chức lại khi răng có vị trí mới. Vì vậy, bác sĩ thường khuyến cáo những ai niềng răng sẽ đeo hàm duy trì kiên trì trong khoảng 9 – 12 tháng sau khi tháo mắc cài (thời gian và tần suất đeo thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của khớp cắn và răng của từng người). Hàm duy trì chính là thử thách cuối cùng cho những ai chỉnh nha và muốn có một hàm răng đẹp như mong đợi. Có thể bạn sẽ phải đeo liên tục cả ngày cả đêm trong 1 tháng đầu sau đó thưa dần.
3. Có mấy loại hàm duy trì
3.1. Hàm duy trì cố định
Dùng đoạn kim loại hoặc dây duy trì gắn vào mặt sau của răng. Loại hàm duy trì này không phải ai cũng có thể sử dụng. Cần được bác sĩ đánh giá khớp cắn kỹ lưỡng rồi mới tiến hành thực hiện. Loại hàm duy trì này có ưu điểm lớn nhất là luôn cố định trong răng, không lo bị quên đeo. Nhưng hàm cố định khó vệ sinh hơn, dễ sâu kẽ răng nếu không vệ sinh tốt. Hàm cố định cũng dễ bong nếu không chú ý quá trình ăn uống.
3.2. Hàm duy trì tháo lắp
– Tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt đem lại tính thẩm mỹ cao, có thể tự tin đeo máng suốt 24h mà không lo lộ. Loại hàm này cho phép tháo lắp dễ dàng, vệ sinh cũng dễ hơn và không quá ảnh hưởng bởi quá trình ăn uống. Do dễ tháo lắp nên dễ bị chủ quan, ảnh hưởng đến cả quá trình.
– Tháo lắp kim loại: loại hàm này cũng có thể dễ dàng tháo lắp nhưng tính thẩm mỹ không cao do dây cung kim loại lộ ra mặt ngoài. Nhưng loại hàm này lại phù hợp với mọi trường hợp chỉnh nha.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư đại tràng di căn não
Hàm duy trì tháo lắp trong suốt đạt được tính thẩm mỹ cao.
Tùy từng trường hợp và kinh tế mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sử dụng loại hàm phù hợp sao cho vẫn giữ được hiệu quả. Dù đeo bằng loại hàm nào thì bệnh nhân cũng cần nhớ tái khám và khám nha khoa định kỳ với bác sĩ.
4. Ê răng khi đeo hàm duy trì
Bệnh nhân có thể bị ê răng vì những lý do như:
– Hàm duy trì quá chặt, lực siết quá mạnh khiến cho các răng bị siết vào nhau quá chặt khiến răng ê buốt, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng, lạnh
– Chải răng không đúng cách, vệ sinh răng miệng không tốt
– Răng mắc phải một số bệnh lý: sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,…
– Chấn thương, chịu tác động từ bên ngoài. Răng đang đeo hàm duy trì còn rất yếu. Vì vậy, cần chú ý đến lực cắn, nhai và các hoạt động thể chất.
Để cải thiện tình trạng ê buốt răng, có một số giải pháp như:
– Sử dụng gel chống ê buốt: các sản phẩm này chỉ có tác dụng tạm thời, gel được bôi lên bề mặt răng sẽ có tác dụng trong 1 thời gian ngắn. Bạn cần gặp nha sĩ để xin ý kiến về việc sử dụng các sản phẩm này nhưng về lâu dài, cần có giải pháp hữu hiệu và ổn định hơn.
– Đổi kem đánh răng: bạn nên chuyển qua sử dụng các loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm. Bạn có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng, siêu thị nhưng nên chú ý mua tại cửa hàng uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái đảo ngược tác dụng.
– Vệ sinh răng miệng: chú ý vệ sinh răng miệng tốt hơn chính là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn dù có đang đeo hàm duy trì hay không. Với người đang đeo hàm duy trì, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cả khí cụ nha khoa để phòng ngừa ê buốt răng.
– Ăn uống khoa học: chế độ ăn uống khoa học giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ răng miệng và giúp răng chắc khỏe hơn
– Thăm khám nha khoa định kỳ: hãy chú ý thăm khám định kỳ kiểm tra tình trạng răng và lấy cao răng nếu có
>>>>>Xem thêm: Thời điểm nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
Cần thăm khám định kỳ để xác định tình trạng răng và phát hiện bất thường nếu có.
Ê răng chỉ là tình trạng bình thường, có thể báo hiệu 1 sự cố nhỏ trong quá trình đeo hàm duy trì. Hiện tượng này có thể được giải quyết bằng nhiều giải pháp như đã đề cập trong bài viết. Bạn chú ý, để khắc phục và xử lý bất cứ vấn đề nào của răng sau niềng, bạn cũng cần liên hệ và xin ý kiến từ bác sĩ nha khoa. Nếu tình trạng ê răng quá nặng nề, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh khí cụ phù hợp. Nha khoa Thu Cúc TCI cùng các bác sĩ Răng Hàm Mặt hàng đầu, chuyên môn cao giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình chỉnh nha của bạn luôn được thuận lợi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.