Vì sao mắc bệnh lác mắt? Phương pháp điều trị mắt bị lác

Theo thống kê, có tới 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh lác mắt. Bệnh ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân khi 2 mắt không thể nhìn chung một hướng. Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh này. Bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp thêm cho bạn hiểu biết về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị bệnh này.

Bạn đang đọc: Vì sao mắc bệnh lác mắt? Phương pháp điều trị mắt bị lác

1. Lác mắt là bệnh gì?

Lác mặt hay còn có tên gọi khác là mắt lé là một bệnh lý về mắt mà khi đó mắt sẽ nhìn về 2 hướng khác nhau mà không thể nhìn thẳng vào cùng 1 hướng. Khi bị lác mắt, 2 mắt có thể cùng nhìn ra ngoài, nhìn vào trong hoặc 1 mắt nhìn thẳng 1 mắt nhìn đi hướng khác. Bệnh này rất dễ nhận ra bằng mắt thường. Hướng mắt lệch phụ thuộc vào cơ mắt bị ảnh hưởng.

Vì sao mắc bệnh lác mắt? Phương pháp điều trị mắt bị lác

Mắt nhìn lệch về hai phía là biểu hiện của bệnh lác mắt.

Đây là bệnh lý thường gặp, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Lác mắt xảy ra báo hiệu sự mất cân bằng do cơ vận nhãn hoặc do tổn thương dây thần kinh.

2. Dấu hiệu thường thấy của bệnh lác mắt

– Nheo mắt để cố quan sát sự vật
– Kiểm tra bằng cách đứng đối diện, nhìn thẳng vào mắt người bệnh, mắt sẽ có dấu hiệu nhìn bất cân xứng, 1 hoặc 2 mắt không nhìn thẳng
– Chú ý cách quan sát của trẻ em, nếu trẻ thường xuyên liếc nhìn vật thì nên đưa bé đi khám phát hiện xem có bị lác mắt hay không
– Song thị là 1 dấu hiệu cảnh báo mắt bạn có thể bị lác
– Mỏi mắt, mất tập trung
– Mắt lờ đờ

Biểu hiện của bệnh rất dễ thấy và rõ ràng. Nó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh đã mắc thời gian dài. Trường hợp hiếm mắt sẽ không biểu hiện rõ ràng các triệu chứng nhưng bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc. Do đó, nên khám mắt định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

3. Nguyên nhân gây lác mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lác mắt:
– Nhiều trẻ em từ nhỏ đã có đôi mắt bất thường, nhiều trường hợp phát hiện dấu hiệu lé mắt từ 6 tháng tuổi
– Đục thủy tinh thể cũng có khả năng gây lác mắt
– Người mắc các tật khúc xạ nặng như cận thị, viễn thị,… có nguy cơ cao mắc bệnh lác mắt
– Các chấn thương vùng đầu, mặt dễ gây nên lác mắt
– Biến chứng của các bệnh toàn thân như đái tháo đường, chấn thương sọ não, bại não, hội chứng đao,…
– Tổn thương cơ vận nhãn
– Nguyên nhân hiếm thấy: u nguyên bào võng mạc

Như vậy, có thể thấy lác mắt có thể xảy ra do bất kì nguyên nhân nào. Bạn cần cảnh giác với mọi yếu tố để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh lý này. Khi đã mắc thì bệnh sẽ đem lại rất nhiều tác hại. Dưới đây là một số tác hại của bệnh lác mắt.

4. Tác hại mà bệnh lác mắt đem lại

Khi mắc lác mắt có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhược thị. Nhược thị trong thời gian dài không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị mất thị lực. Trẻ em có tỷ lệ mắc lác mắt 3% và có tới 50% nguy cơ trẻ bị mất thị lực do nhược thị.

Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng cách nào?

Vì sao mắc bệnh lác mắt? Phương pháp điều trị mắt bị lác

Phát hiện và điều trị sớm lác mắt để bảo vệ đôi mắt cho con yêu.

Mắt không thể nhìn thẳng cùng 1 hướng khiến bệnh nhân mất nhận thức thị giác giữa 2 mắt. Từ đó khiến việc ước lượng kém, trẻ em hiếu động có thể dễ vấp ngã.

Trẻ em mắc lác mắt không được chữa trị bị cản trở phát triển tương lai khi một số ngành nghề yêu cầu thị giác tốt đến cực tốt như: phi công, lắp ráp máy móc, công việc dùng kính hiển vi,…

Lác mắt còn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.

5. Phương pháp điều trị bệnh

Bệnh cần được phát hiện càng sớm càng tốt thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Bệnh rất dễ nhận biết nên đừng bỏ qua các dấu hiệu để rồi bỏ qua cơ hội điều trị thành công. Tùy từng đối tượng thì mục tiêu điều trị sẽ khác nhau:
– Ở trẻ em, điều trị mắt lác giúp các em hạn chế nguy cơ nhược thị, giảm thiểu tác động tiêu cực đến học tập và cuộc sống
– Người lớn tiến hành điều trị mắt lác còn để đảm bảo tính thẩm mỹ

Các phương pháp điều trị bệnh lác mắt phù hợp với cả nguyên nhân gây nên bệnh. Mục đích cuối cùng vẫn là giúp cân bằng thị lực và lấy lại trạng thái bình thường của đôi mắt.

Vì sao mắc bệnh lác mắt? Phương pháp điều trị mắt bị lác

>>>>>Xem thêm: Đục thủy tinh thể có chữa được không?

Bệnh nhân nên được thăm khám xác định tình trạng để tiến hành điều trị bệnh.

5.1. Dùng kính với các bệnh nhân lác do tật khúc xạ

Điều chỉnh kính sẽ giúp ích trong việc giúp bệnh nhân kết hợp thị lực của 2 bên mắt:
– Cận thị: thăm khám để có phương án chỉnh kính phù hợp với độ tuổi và tình trạng mắt
– Loạn thị: dùng kính sớm, kể cả loạn 1D
– Viễn thị: điều chỉnh phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, trẻ em mắc viễn thị kèm lác trong thì cần chỉnh kính càng sớm càng tốt kể cả trẻ viễn thị 2D

5.2. Điều trị nhược thị bằng kính và thuốc

Bệnh nhân cần được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt.
– Thuốc nhỏ mắt atropin chỉ được dùng cho trẻ nhỏ
– Kết hợp giữa chỉnh kính tùy độ và dùng thuốc nhỏ mắt atropin
– Sử dụng máy euthyscope, synoptophore, co-ordinator,… điều trị tương xứng võng mạc giúp cải thiện thị lực
– Dùng các loại thuốc giúp co đồng tử mạnh trong ngắn hạn

5.3. Mổ mắt lác

Khi mắt không thể điều chỉnh theo các phương pháp thông thường, tình trạng lác đã nặng hơn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật mắc lác. Với trẻ em, việc mổ mắt cần thực hiện càng sớm càng tốt. Phẫu thuật mắt lác là việc điều chỉnh các cơ bám trên mắt, là việc thực hiện song song nới lỏng và thắt chặt các cơ. Một số trường hợp khi đã phẫu thuật nhưng vẫn có thể tái phát. Bệnh nhân cũng thắc mắc về các biến chứng hậu phẫu. Nhìn chung vẫn có các biến chứng nhưng đều nằm trong phạm vi có thể điều trị được mà không để lại di chứng nguy hại.

Bệnh lác mắt không những ảnh hưởng đến thị lực mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Do đó, đừng chủ quan dù chỉ là với dấu hiệu nhỏ nhất. Hãy bảo vệ bản thân bằng cách thăm khám kịp thời. Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI đảm bảo đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ giúp bạn lấy lại thị lực và bảo vệ đôi mắt sáng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *