Dân văn phòng là một trong những đối tượng có nguy cơ rất cao mắc các bệnh nghề nghiệp. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm năng suất, hiệu quả lao động. Do đó khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên văn phòng là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa và cần được thực hiện hàng năm.
Bạn đang đọc: Vì sao nên khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên văn phòng?
1. Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở dân văn phòng
Dân văn phòng có đặc điểm chung như làm việc dài trong môi trường kín (8 tiếng/ngày), luôn chịu nhiều áp lực công việc, chế độ ăn uống – nghỉ ngơi thiếu khoa học. Điều này nảy sinh ra nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc.
Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở dân văn phòng đó là:
– Khô mắt, giảm thị lực: Thói quen làm việc với máy tính lâu, không cho mắt nghỉ ngơi dẫn tới tình trạng mắt khô và mỏi. Tiếp xúc ánh sáng xanh trong 3-4h liên tục khiến cho mắt không kịp điều tiết, gây cảm giác kích ứng trong mắt, thường xuyên cộm, đỏ và nhức mắt. Để lâu, mắt khó nhìn rõ các vật ở xa, luôn phải nheo mắt để nhìn cho rõ – biểu hiện của tình trạng cận thị, loạn thị.
– Các bệnh lý xương khớp: xuất phát từ tư thế ngồi làm việc không đúng cách nên gây ra đau vai, đau thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ,… Thêm vào đó, thói quen lười vận động, ngồi ì một chỗ sẽ khiến máu lưu thông kém dẫn đến ứ đọng những chất thải. Ngoài ra, đau xương cổ tay cũng là tình trạng hay gặp bởi đôi tay thường xuyên gõ máy tính, không có khoảng nghỉ trong thời gian dài.
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thường gặp nhất ở dân văn phòng
– Rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày: dân văn phòng thường hay ăn nhanh, thậm chí bỏ bữa nếu có quá nhiều việc cần giải quyết. Đây chính là yếu tố gây ra bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, sở thích uống cà phê, trà đá cũng “tiếp tay” không nhỏ cho sự xuất hiện của các bệnh lý dạ dày khác.
– Stress, đau đầu, rối loạn cảm xúc là những vấn đề ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống tinh thần của nhân viên văn phòng.
2. Nhân viên văn phòng khám sức khỏe định kỳ có lợi gì?
2.1. Phát hiện sớm nguy cơ bệnh nghề nghiệp
Lợi ích đầu tiên của khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên chính là giúp người lao động nắm bắt, đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Những danh mục khám cơ bản mà người lao động sẽ thực hiện gồm:
– Đo chiều cao – cận nặng, đo huyết áp giúp đánh giá tình trạng thừa cân/béo phì hay các vấn đề tăng/giảm huyết áp.
– Khám mắt giúp kiểm tra thị lực, xem xét có nguy cơ cận thị/loạn thị hay không. Còn đối với người có tật khúc xạ, khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát độ cận/viễn/loạn để thay kính phù hợp.
– Khám tai – mũi – -họng giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường tại tai, mũi và họng. Hầu hết dân văn phòng có thói quen đeo tai nghe khi làm việc nên tình trạng ù tai, khó nghe ngày càng trở nên phổ biến.
– Khám răng – hàm – mặt là cách kiểm tra tình trạng răng, có dấu hiệu sâu răng, viêm lợi hay không.
Vì thói quen thường ăn vặt ở dân văn phòng nên kiểm tra răng miệng là cách tốt để ngăn ngừa tình trạng sâu, viêm lợi
– Siêu âm gồm siêu âm vùng cổ, siêu âm ổ bụng tổng quát giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường xuất hiện tại các khu vực này. Cụ thể như tuyến giáp, gan, mật, dạ dày, bàng quang,…
– Chụp X-quang giúp kiểm tra một số bệnh lý có nguy cơ cao mắc phải như bệnh viêm khớp, bệnh tim mạch, các bệnh về phổi,…
2.2. Điều trị kịp thời, tăng hiệu quả cao
Phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn gây nên bệnh nghề nghiệp sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Bởi lúc này các dấu hiệu chỉ ở giai đoạn nhẹ, chưa có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ tư vấn phương thực điều trị hợp lý, phù hợp với mỗi cá nhân và cả với doanh nghiệp. Qua đó chặn đứng mọi biến chứng xảy ra do bệnh gây nên, đảm bảo được sức khỏe người lao động cũng như năng suất, hiệu quả làm việc.
Tìm hiểu thêm: Trật khớp gối nhẹ: hiểu rõ và điều trị hiệu quả
Phát hiện sớm bệnh lý giúp việc điều trị trở nên hiệu quả, thuận lợi
Hơn nữa, có phác đồ điều trị kịp thời còn tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa. Người lao động cũng sẽ yên tâm lao động hơn.
2.3. Xây dựng thói quen khoa học ngăn ngừa bệnh tật
Hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên văn phòng cũng là 1 cơ hội để người lao động cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe bản thân. Dựa vào những lời khuyên, tư vấn của bác sĩ, bạn sẽ xây dựng một lối sống riêng, đảm bảo khoa học và có lợi cho sức khoe của mình.
Một số thói quen xấu tại chốn văn phòng được khuyên từ bỏ đó là: ngồi làm việc quá lâu, ăn nhiều đồ ngọt – ít chất xơ, không cho mắt nghỉ ngơi bằng các bài tập luyện mắt nhẹ nhàng,… Thay vào đó, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, không bỏ bữa, tập thể dục vào giữa giờ,…
3. Có nên khám sức khỏe định kỳ cho dân văn phòng?
Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc phải các bệnh nghề nghiệp nên cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Tần suất giữa các lần khám sức khỏe nghề nghiệp nên duy trì ở mức 2 lần/năm. Bởi khoáng cách 6 tháng đủ để cho cơ thể hồi phục và có những biến chuyển nhất định. Hay nếu cơ thể có những chất xúc tác thì việc kiểm tra toàn diện là điều cần thiết để kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe định kỳ ở công ty mang lại lợi ích gì?
Doanh nghiệp nên tổ chức buổi khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 2 lần/năm
Hy vọng các thông tin thiết thực trên đã giải đáp thắc mắc của bạn “Vì sao nên khám súc khỏe định kỳ cho nhân viên văn phòng” nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.