Khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp được xem là hoạt động quan trọng và thiếu yếu để bảo vệ nguồn nhân lực vàng trong sản xuất kinh doanh.
Bạn đang đọc: Vì sao nên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp?
1. Lý do nên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp
Khám sức khoẻ định kỳ dành cho doanh nghiệp là hoạt động thường niên, được xem là 1 trong những chế độ ưu đãi của công ty đối với nhân viên, nhằm bảo vệ sức khoẻ lao động.
1.1. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp theo quy định Nhà nước
Theo Thông tư 14/TT-BYT, doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu lao động có trách nhiệm về mặt pháp lý, tuân thủ theo quy định của Nhà nước về việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Cụ thể được quy định như sau:
– Mỗi chủ lao động hoặc doanh nghiệp đều phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho lao động, bao gồm là lao động chính thức, lao động học nghề và tập nghề. Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.
– Doanh nghiệp nào sở hữu lao động là người cao tuổi, người khuyết tật hoặc lao động phải làm việc trong môi trường nặng nhọc bắt buộc phải được khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần.
– Riêng đối với người lao động làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao phải được khám bệnh nghề nghiệp. Trường hợp tai nạn nghề nghiệp xảy ra, doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc hợp lý sau khi lao động hồi phục thể trạng.
Tổ chức định kỳ khám sức khoẻ cho doanh nghiệp là hoạt động được khuyến khích bởi nhà nước
1.2. Khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp mang lại lợi ích thiết thực
Văn bản pháp luật đề ra khám sức khoẻ định kỳ cho lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động. Thực tế, hoạt động này mang lại nhiều lợi thế cho chính doanh nghiệp. Đó là:
– Là chế độ đãi ngộ nhân viên: Khám sức khoẻ cho nhân viên được xem là 1 hình thức thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty đối với mỗi cá nhân lao động. Đây là chế độ đãi ngộ đặc biệt giúp Ban lãnh đạo giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài và cống hiến sức lực cho doanh nghiệp.
– Giúp thu hút nhân tài: Chính bởi chế độ tốt cùng chính sách bảo vệ nhân viên mà quý doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều nhân sự có tiềm năng và thực lực tới làm việc.
– Là sợi dây gắn kết tình nội bộ: Hoạt động khám sức khoẻ công ty còn giúp các nhân viên có cơ hội được giao lưu giữa các phòng ban, thêm gắn kết tình đồng chí – đồng nghiệp, giúp kéo gần khoảng cách giữa nhân viên với Ban lãnh đạo cấp trên.
– Ổn định lực lượng sản xuất, nâng cao chất lượng nhân lực: Lao động là nguồn vốn vàng của mỗi doanh nghiệp, nắm giữ khâu khác nhau trong chuỗi sản xuất. Nếu có bất kỳ cá thể nào không đảm bảo sức khoẻ, dẫn tới nghỉ việc nhiều, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của cả 1 hệ thống. Vì vậy, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm giúp bảo vệ sức khoẻ của cả 1 nguồn vốn lao động trong chuỗi vận hành doanh nghiệp.
– Giảm thiểu các chi phí y tế: Theo quy định nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả chi phí đối với lao động mắc bệnh nghề nghiệp, lao động mắc bệnh trong thời gian làm việc. Việc phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời cho lao động giúp giảm thiểu tối đa chi phí y tế.
Tìm hiểu thêm: Vì sao nên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc tổ chức khám sức khoẻ giúp doanh nghiệp bảo vệ nguồn vốn lao động của mình, tăng gia sản xuất
1.3. Vấn đề gặp phải khi không tổ chức khám sức khoẻ doanh nghiệp
Khám sức khoẻ doanh nghiệp là hoạt động được Nhà nước đề ra, khuyến khích các chủ lao động tuân thủ không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Điều này đã được ghi rõ trong văn bản Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp, hay chủ lao động thoái thác trách nhiệm, không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho lao động của mình sẽ phải chịu mức phạt phù hợp.
– Cá nhân sử dụng lao động không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên sẽ phải chịu mức phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
– Doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt từ 20 – 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu những chi phí ngoài khác như: lao động nghỉ việc do không đáp ứng đủ quyền lợi, lao động mắc bệnh nhưng không được phát hiện sớm…
2. Một số lưu ý khi tham gia khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động
Hoạt động khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên được tổ chức hàng năm, tuỳ vào thời điểm mà công ty đăng ký. Với những lao động lần đầu khám có thể sẽ chưa nắm được quy trình khám và không khỏi bỡ ngỡ khi làm thủ tục. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên nắm rõ để chuẩn bị tốt nhất cho ngày khám, tránh ảnh hưởng đến kết quả thăm khám.
– Công ty đăng ký danh mục khám cho nhân viên. Trường hợp lao động muốn khám riêng hoặc chuyên sâu có thể báo lại với bộ phận để được hỗ trợ.
– Nên nhịn ăn trước khi khám 8 – 10 tiếng để không ảnh hưởng kết quả
– Nếu tiến hành siêu âm nên uống nhiều nước và nhịn tiểu
– Đối với phụ nữ: không khám phụ khoa khi đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt; không quan hệ tình dục trước ngày khám, không chụp X-quang khi đang mang thai
– Chú ý vệ sinh răng miệng, tai – mũi – họng sạch sẽ để bác sĩ dễ dàng quan sát bên trong
– Trong quá trình khám, bác sĩ có thể chỉ định khám thêm 1 số danh mục nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bất thường trong cơ thể bệnh nhân
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết gãy xương kín và cách xử trí
Nắm được 1 số lưu ý quan trọng để lao động không khỏi bỡ ngỡ khi đi khám
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý vị hiểu rõ tầm quan trọng của việc khám sức khoẻ doanh nghiệp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.