Niềng răng trở thành giải pháp chỉnh nha hàng đầu giúp con người khắc phục thẩm mỹ của hàm răng. Điển hình là các vấn đề như hô, móm, sai lệch khớp cắn, … Tuy nhiên, bên cạnh những sự thành công, hiệu quả ấn tượng thì có không ít những trường hợp bệnh nhân phải thực hiện cắt nướu. Vì sao người niềng răng cần cắt lợi và đâu là thời điểm phù hợp?
Bạn đang đọc: Vì sao người niềng răng cần cắt lợi?
1. Tổng quan về cắt lợi
Cắt nướu chỉ là một tiểu phẫu trên phần lợi của người bệnh. Thủ thuật nha khoa này giúp loại bỏ một phần mô lợi đã bị viêm nhiễm hoặc lợi bị thừa gây hở lợi. Bên cạnh đó, đôi khi lợi bị cắt đi là để điều trị một số bệnh lý liên quan khác.
1.1 Các phương pháp cắt lợi
Có 3 phương pháp cắt lợi được sử dụng phổ biến hiện nay
Thực hiện cắt nướu có 3 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Đó là cắt lợi bằng dao, cắt lợi bằng tia laser và cắt lợi bằng điện.
Để tiến hành cắt lợi, bác sĩ sẽ sử dụng một loại thiết bị đặc biệt có phát ra tia laser với bức xạ và nhiệt độ cao. Những thiết bị này có khả năng đi tiêu diệt những tế bào nhiễm khuẩn. Đặc biệt là loại xạ khuẩn Actinobacillus. Với kỹ thuật cắt nướu sử dụng tia laser cũng tương tự với tia điện. Tuy nhiên, tia laser sẽ ít gây cảm giác đau hơn và không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra, tia laser còn có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, người bệnh có thể hạn chế được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian điều trị sau phẫu thuật.
1.2 Những trường hợp cần cắt lợi
Có nhiều trường hợp bệnh nhân cần thực hiện cắt lợi. Ví dụ như viêm lợi, cười hở lợi, lợi thừa, lợi trùm, … Và tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định xem có thể điều trị thuốc hay cần cắt bỏ lợi. Tuy đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý lựa chọn bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả.
2. Vì sao người niềng răng cần cắt lợi?
Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em
Việc cắt lợi giúp giải quyết các vấn đề bệnh lý hoặc thẩm mỹ trước và sau khi niềng của răng
Thông thường, việc cắt lợi đối với bệnh nhân niềng răng được thực hiện bởi một trong hai lý do:
Thứ nhất là những trường hợp mắc các bệnh lý như viêm lợi, lợi trùm, viêm phì đại lợi. Trường hợp này bệnh nhân cần tiến hành điều trị bệnh lý trước khi niềng. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng thuốc hay cắt lợi.
Thứ hai là do cười hở lợi. Hiện tượng cười hở lợi bắt nguồn từ những nguyên do khác nhau:
– Do môi: Tình trạng mỗi quá ngắn không đủ để che phủ lợi.
– Do răng: Khi răng quá ngắn và bị bao phủ lên bởi một phần mô lợi hay răng bị bào mòn sẽ gây nên tình trạng răng mọc bù trừ.
– Do phần xương hàm trên và xương ổ răng: Trong trường hợp xương hàm trên phát triển xuống dưới quá mức sẽ khiến toàn bộ phức hợp răng và xương ổ răng phát triển quá mức. Khi đó, môi sẽ không thể thực hiện che phủ hết.
– Do lợi: Lợi bị phát triển phù đại. Khi đó, chúng sẽ bao trùm xuống phần răng ở dưới nhiều hơn bình thường.
3. Người niềng răng cần cắt lợi vào thời điểm nào
3.1 Trường hợp lợi bị viêm, bị lợi trùm, viêm phì đại.
Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, ta cần dứt điểm các tình trạng bệnh lý liên quan tới răng miệng. Nếu không, quá trình niềng răng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Các bệnh lý về răng miệng có thể gây đau hoặc viêm nhiễm nhiều. Điều này tác động khiến răng không thể dịch chuyển theo ý muốn. Thậm chí nếu trong tình huống bệnh chuyển biến nặng, ta buộc phải đình chỉ tạm thời việc niềng răng lại để điều trị. Do đó, nếu cần thiết thực hiện, cắt lợi sẽ được tiến hành trước khi niềng răng.
3.2 Trường hợp cười hở lợi
>>>>>Xem thêm: Tại sao khám sức khỏe không được ăn trước khám?
Khi bị cười hở lợi, bệnh nhân có thể chọn cắt lợi trước hoặc sau khi niềng tùy theo nhu cầu
Như đã nói, người hở lợi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Phương pháp niềng răng chỉ có thể giúp cải thiện một phần tình trạng hở lợi bởi xương ổ răng và xương hàm. Đặc biệt, với trường hợp bị hở lợi do răng có kích thước ngắn, phương pháp niềng răng không thể giải quyết được. Khi đó, người niềng răng cần cắt lợi để điều trị.
Trong trường hợp này, việc cắt lợi được thực hiện trước hay sau khi niềng là tùy vào nhu cầu của mỗi người. Ta có thể dựa theo tư vấn của bác sĩ để đưa ra quyết định.
4. Phương pháp chăm sóc răng miệng sau khi cắt lợi
Để đảm bảo về độ hiệu quả và an toàn sau khi thực hiện cắt lợi, ta cần có một chế độ chăm sóc phù hợp:
4.1 Giảm đau và giảm phù nề
Sau khi cắt lợi những cơn đau, sưng là không thể tránh. Ta có thể cảm thấy đau ngay sau khi vừa cắt lợi hoặc một lúc sau đó do thuốc tê không còn tác dụng. Khi này, ta có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để thấy dễ chịu hơn. Sau một ngày, nếu cảm giác đau, sưng vẫn còn, người bệnh có thể chườm đá lạnh bên ngoài để làm dịu lại cơn đau. Lưu ý, khi chườm hãy thao tác nhẹ nhàng để lợi không bị ảnh hưởng.
4.2 Thiết lập chế độ ăn khoa học
Sau khi cắt lợi, răng miệng đang trong tình trạng nhạy cảm. Vì vậy, ta cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống để lợi có thể mau lành. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần. Người bệnh cần lưu ý:
– Ăn những thức ăn mềm: Những loại thức ăn mềm sẽ an toàn hơn, vết thương không bị ảnh hưởng. Ví dụ như các món cháo, súp, thịt được ninh nhừ, …
– Không ăn những đồ ăn ăn cay nóng, chất kích thích. Những đồ ăn này có thể gây hại cho sức khỏe và khiến vết thương ở lợi bị kích thích.
– Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tăng sức đề kháng.
– Uống nhiều nước để khoang miệng không bị khô, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
4.3 Thiết lập chế độ vệ sinh răng miệng an toàn
Một chế độ vệ sinh an toàn là rất cần thiết để tránh tình trạng viêm, nhiễm trùng sau cắt lợi:
– Những ngày đầu, người bệnh không nên thực hiện đánh răng. Thay vào đó, ta hãy súc miệng với nước sát khuẩn hoặc dùng bông tăm có tẩm nước muối lau nướu nhẹ nhàng.
– Những ngày tiếp theo, người bệnh có thể đánh răng bình thường nhưng hãy lưu ý thao tác nhẹ nhàng.
4.4 Tuân theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ
Sau khi cắt lợi, bác sĩ sẽ đưa ra những lưu ý về chế độ chăm sóc sao cho phù hợp. Ta hãy làm theo để đảm bảo an toàn cũng như độ nhanh lành của vết thương.
Đặc biệt, bệnh nhân sau khi cắt lợi hãy nhớ tái khám định kỳ đúng hẹn và thiết lập thói quen thăm khám định kỳ. Điều này sẽ giúp sức khỏe răng miệng luôn được kiểm soát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.