Teo chân là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm, có thể gây tàn phế và bại liệt cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm gây teo chân như thế nào và cách phòng ngừa, điều trị ra sao?
Bạn đang đọc: Vì sao thoát vị đĩa đệm gây teo chân và cách phòng ngừa
1. Nguy cơ teo chân ở những người bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy của đĩa đệm cột sống thoát khỏi bao xơ tràn ra bên ngoài. Phần nhân nhầy thoát vị có thể gây chèn ép các dây thần kinh và các mạch máu ở xung quanh xương sống, làm giảm khả năng lưu thông của máu tới các bộ phận khác trên cơ thể, trong đó có các chi. Việc không nhận được đầy đủ lượng máu cần thiết khiến các cơ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này các khối cơ giảm khối lượng, kích thước và teo dần.
Các biểu hiện của người bị teo chân do thoát vị đĩa đệm gồm:
– Tê, đau thường xuyên ở chi (cánh tay, bắp tay, chân), do cơ không nhận đủ máu bão hòa oxy, làm giảm khả năng co cơ
– Đau âm ỉ vùng đĩa đệm bị thoát vị, đau dần trở nên nặng hơn khi bệnh tiến triển xấu, nhất là mỗi khi bệnh nhân cử động mạnh
– Có xu hướng giảm vận động hoặc nằm yên một chỗ do đau
– Không thể đi lại bình thường bằng cả bàn chân mà phải dùng gót chân gây hạn chế đi lại
– Đau cách hồi mỗi khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là biến chứng thường xảy ra ở người bị thoát vị đĩa đệm L4-L5 và L5-S1. Bởi những vị trí thoát vị này thường gây ra các cơn đau lưng lan xuống mông và hông, làm giảm vận động chân dẫn đến hệ quả là teo cơ chân.
Đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép dây thần kinh và mạch máu, gây thiếu máu đến các chi và gây teo cơ.
2. Thoát vị đĩa đệm gây teo chân có gây nguy hiểm cho người bệnh không?
Teo chân ở người bệnh thoát vị đĩa đệm là biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe, thể chất, tinh thần và khả năng vận động, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm là bại liệt và tàn phế suốt đời, không thể đi lại, phải sử dụng xe lăn để di chuyển. Thậm chí chỉ có thể nằm im tại chỗ, sống như người thực vật cả đời. Điều này tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội, ảnh hưởng đến tương lai của nhiều người, đặc biệt là những người còn trong độ tuổi lao động.
Biến chứng này xảy ra chủ yếu là do sự chủ quan của bệnh nhân đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể là việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, lười vận động, không tập vật lý trị liệu…
Theo các chuyên gia, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh thoát vị đĩa đệm có thể giúp bạn thoát khỏi biến chứng teo chân, thậm chí khả năng chữa khỏi bệnh lên tới khoảng 90%. Cách tốt nhất để phòng tránh biến chứng này chính là chủ động thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.
3. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm gồm:
– Ngồi lâu, ngồi nhiều cùng một tư thế
– Vận động (cúi/ngửa cổ) sai tư thế
– Bê vác đồ nặng thường xuyên gây áp lực và quá tải cho cột sống
– Chấn thương cột sống
– Tuổi cao khiến hệ xương khớp suy yếu
– Các bệnh lý bẩm sinh như cong, gù vẹo cột sống
– Thừa cân, béo phì – một trong nhưng nguyên nhân chủ yếu làm tăng áp lực cho cột sống, gây thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Thoái vị đĩa đệm có thể gây bại liệt, phải sử dụng xe lăn để di chuyển, hoặc tàn phế, nằm liệt giường, thậm chí gây tử vong.
4. Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm gây teo chân
4.1 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Bệnh thoát vị đĩa đệm teo chân đặc trưng bởi sự suy yếu của hệ cơ, xương ở chi dưới. Bên cạnh việc khai thác các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng để quan sát hình dạng và kích thước, mức độ tổn thương của hệ cơ, xương, khớp, từ đó chẩn đoán chính xác hơn gồm:
– Chụp X-quang
– Chụp cắt lớp vi tính (CT)
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng cột sống thắt lưng
4.2 Thoát vị đĩa đệm teo chân có điều trị được không?
Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đã có biến chứng teo chân tức là bệnh đã rất nặng, khó có khả năng điều trị và chữa lành. Lúc này, các loại thuốc thường chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời chứ không thể chữa khỏi bệnh. Ngay cả phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối thoát vị đang gây chèn ép dây thần kinh hoặc thay đĩa đệm nhân tạo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi phẫu thuật và nguy cơ tái phát cao.
Để ngăn biến chứng này xảy ra, người bệnh cần điều trị sớm bệnh thoát vị đĩa đệm.
>>>>>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm mông và những biến chứng nguy hiểm
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
4.3 Điều trị thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Hiện nay các phương pháp giúp điều trị thoát vị và hạn chế nguy cơ teo chân do thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
– Dùng thuốc: Dùng thuốc Tây y là phương pháp chủ yếu dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc thường được chỉ định có tác dụng giảm đau, kiểm soát triệu chứng bệnh, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ vận động cơ.
– Vật lý trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu với trị liệu thần kinh là giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay, giúp tăng cường phục hồi chức năng vận động, giảm nguy cơ teo chân do thoát vị đĩa đệm gây ra.
– Phẫu thuật: Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là cách điều trị cho bệnh nhân thể nặng, hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa.
Trên đây là những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm gây teo chân. Để ngăn biến chứng này xảy ra, bạn nên chủ động thăm khám để phát hiện và điều trị sớm nếu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu có nhu cầu khám và điều trị thoát vị đĩa đệm, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.