Vị trí đau dạ dày là ở đâu?

Đau dạ dày là bệnh phổ biến của người Việt. Những vị trí đau trên vùng bụng sẽ tương ứng với các bệnh lý dạ dày khác nhau. Vậy cụ thể vị trí đau dạ dày là ở đâu?

Bạn đang đọc: Vị trí đau dạ dày là ở đâu?

Chức năng của dạ dày

Để tìm hiểu vị trí đau dạ dày ở đâu, trước hết bạn cần hiểu rõ cấu tạo và chức năng của dạ dày. Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa. Dạ dày nối thông phía trên với thực quản, phía dưới với ruột non qua hành tá tràng và tá tràng. Nghĩa là thức ăn từ miệng qua thực quản rồi xuống dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cả bằng cơ học và bằng các chất men do dạ dày tiết ra như: axít HCL, pepsin…

Vị trí đau dạ dày là ở đâu?

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa.

Dạ dày giống như “máy xay sinh tố” nhào thức ăn, sau đó thức ăn chuyển xuống hành tá tràng, tá tràng rồi mới xuống ruột non. Như vậy, dạ dày vừa là nơi lưu trữ và là nơi tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ (gồm lớp cơ vòng và lớp cơ dọc) lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.

Dạ dày ngăn cách với thực quản phía trên bởi cơ tâm vị và phía dưới với hành tá tràng bởi cơ môn vị. Cả về hình thể cũng như chức năng dạ dày được chia làm 3 phần: 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới.

Vị trí đau dạ dày là ở đâu?

Dạ dày nằm hoàn toàn trong ổ bụng. Nếu dùng 2 đường thẳng vuông góc với nhau tại rốn, một đường thẳng từ mũi ức xuống và một đường ngang qua cơ thể chia bụng làm 4 phần: 1/4 trên phải, trên trái, dưới phải và dưới trái. Dạ dày chủ yếu nằm ở 1/4 trên trái, hành tá tràng và tá tràng nằm ở 1/4 trên phải. Vùng giữa 1/4 trên phải và 1/4 trên trái gọi là vùng thượng vị. Tức là vị trí đau dạ dày cũng sẽ chủ yếu ở 1/4 bên trái.

Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư dạ dày – Phác đồ và điều trị

Vị trí đau dạ dày là ở đâu?

Vị trí đau dạ dày cũng sẽ chủ yếu ở 1/4 bên trái.

Tùy từng bệnh lý mà mỗi người có thể gặp phải những cơn đau dạ dày với tần suất, mức độ khác nhau:

  • Đau  vùng thượng vị: có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực. Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,… hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,… Thậm chí khi họ phải làm việc căng thẳng thì cơn đau cũng nặng lên. Người bệnh có thể ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên,… Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật.
  • Đau giữa bụng: phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét dạ dày với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày. Hầu hết các cơn đau gây ra do đau dạ dày ở vùng bụng này thường xuất hiện ở vùng giữa chứ ít khi nghiêng về bên phải bụng hay trái bụng. Cơn đau nghiêng về bên phải bụng có thể là do sỏi thận, nhiễm trung đường tiểu, táo bón hoặc thoát vị thắt lưng. Còn cơn đau nghiêng về bên trái bụng có thể là do sỏi thận, bệnh đại tràng, táo bón hoặc viêm ruột.

Ngoài ra, các bệnh lý về dạ dày thường gây các triệu chứng như: cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, ợ chua, nôn và buồn nôn, chán ăn, ợ hoặc chướng bụng…

Khi gặp các biểu hiện bất thường nghi ngờ là đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Ngoài ra, để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý:

Vị trí đau dạ dày là ở đâu?

>>>>>Xem thêm: Ung thư lưỡi có di truyền không?

Để giữ dạ dày khỏe mạnh, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng bia rượu

    • Không lạm dụng bia rượu
    • Không nên ăn đồ lạnh, đồ cay, đồ chua , các chất tạo lên axit
    • Nên ăn theo bữa và không để bụng quá đói hoặc quá no
    • Không tập thể dục sau khi vừa ăn xong
    • Không nên vừa ăn xong đã nằm
    • Không hút thuốc lá
    • Không để cơ thể stress vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị.
    • Duy trì cân nặng hợp lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *