Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Viêm amidan cấp ở trẻ em là tình trạng tổn thương viêm sung huyết, viêm mủ hoặc xuất tiết của amidan. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể khiến trẻ bị áp xe amidan, viêm amidan mạn tính. Lâu dài, bệnh sẽ lây lan, gây viêm họng, viêm tai, thậm chí là viêm cầu thận, viêm cơ tim… Vì vậy, hiểu rõ về bệnh sẽ giúp cha mẹ sẽ biết cách phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

1. Viêm amidan cấp tính ở trẻ em là gì?

Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Amidan là một tổ chức miễn dịch, bao gồm các hạch bạch huyết trải dài phía sau họng. Amidan có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ miễn dịch. Cụ thể, amidan giúp ngăn ngừa xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân có hại bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại sự nhiễm trùng.

Tuy nhiên, miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài. Vì thế, amidan thường xuyên phải làm việc để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, khi lượng vi khuẩn gây bệnh tấn công ồ ạt, amidan không đủ sức “chống đỡ” sẽ rơi vào tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh viêm amidan cấp ở trẻ chính là tình trạng viêm amidan diễn ra đột ngột, bệnh tiến triển nhanh chóng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh rất dễ tái đi tái lại và trở thành mạn tính.

Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Bệnh viêm amidan cấp ở trẻ em chính là tình trạng viêm amidan diễn ra đột ngột, bệnh tiến triển nhanh chóng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan cấp

Hai nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm amidan cấp là virus và yếu tố thời tiết. Hai nhóm nguyên nhân này chiếm đến 80%. Ngoài ra, 20% nguyên nhân gây bệnh còn lại là do vi khuẩn mà chủ yếu là liên cầu và phế cầu.

– Viêm amidan do nhiễm khuẩn thì niêm mạc sẽ đỏ tấy, 2 bên amidan sưng to, thậm chí có mủ. Nguyên nhân này không gây chảy máu nhưng có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên, dẫn đến ngạt mũi và khàn tiếng.

– Viêm amidan do liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A thì sẽ khiến trẻ sốt cao, đau họng, mệt mỏi, đau đầu. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này chính là hạch góc hàm sưng to.

3. Các triệu chứng của tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ em

Khi bị viêm amidan cấp, trẻ thường sẽ có một số triệu chứng điển hình như sau:

– Sốt toàn thân: Đây có lẽ là triệu chứng điển hình nhất của tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ. Cụ thể, trẻ sẽ bị sốt cao từ 39 độ C trở lên và cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó chịu.

– Phù nề amidan: Khi bị viêm, amidan của trẻ có xu hướng sưng to, khiến trẻ đau đớn, khó thở, thở khò khè hoặc thở gấp gáp;

– Đau rát họng: Trẻ sẽ có cảm giác đau rát họng, nhất là mỗi khi nuốt. Bên cạnh đó, trẻ còn bị ho khan. Khi bệnh chuyển biến thành viêm amidan hốc mủ, trẻ sẽ ho có đờm đặc.

– Mũi và họng có dịch: Tùy vào tình trạng bệnh mà dịch ở mũi và họng của trẻ có thể đặc hoặc loãng, có màu trắng hoặc vàng;

Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Sốt toàn thân là triệu chứng điển hình nhất của tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ.

4. Điều trị và phòng ngừa viêm amidan cấp ở trẻ

4.1. Phương pháp điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em

Tùy vào tình trạng và thời điểm của quá trình mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trẻ bị viêm amidan cấp thường chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây những biến chứng phức tạp. Một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm amidan cấp là tái nhiễm nhiều lần, gây ra tình trạng sốt kéo dài, tái sốt,… Lâu dần, bệnh sẽ trở thành mạn tính và rất khó để điều trị dứt điểm.

Do đó, cách điều trị phổ biến và hiệu quả khi trẻ bị viêm amidan cấp là điều trị triệt để những triệu chứng của bệnh. Đồng thời, cần nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ biến chứng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh.

Khi thấy trẻ bị viêm amidan cấp, cha mẹ cần lưu ý một nguyên tắc sau:

– Cho trẻ nghỉ ngơi và ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu;

– Cho trẻ uống nhiều nước;

– Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng thuốc sát trùng liều nhẹ;

– Cho trẻ súc miệng với dung dịch kiềm ẩm.

– Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng;

– Nếu trẻ sốt quá cao trên 39,5 độ C thì cần đi khám sớm.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị táo bón thường xuyên – Nguyên nhân do đâu, cách xử lý?

Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Khi thấy trẻ bị viêm amidan cấp, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi.

4.2. Phương pháp phòng ngừa viêm amidan cấp ở trẻ em

Dù viêm amidan cấp ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng cũng khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Do đó, cha mẹ hãy chủ động phòng ngừa bệnh ngay hôm nay bằng một số gợi ý sau:

– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, học tập và vui chơi của trẻ. Đặc biệt là đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc những trẻ có sức đề kháng kém.

– Bảo vệ sức khỏe của trẻ khi giao mùa hoặc những khi có dịch bệnh về đường hô hấp;

– Điều trị triệt để các bệnh ở lân cận như khoang miệng hay vùng tai mũi họng. Ví dụ như các bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm xoang… hay các bệnh răng miệng;

– Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, vận động,  để tăng cường miễn dịch;

– Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng, khoa học để giúp nâng cao sức đề kháng;

– Thực hiện nghiêm chỉnh lịch tiêm phòng cho trẻ;

Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Cúm A có bị lây không? Phòng tránh bằng cách nào?

Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, vận động,  để tăng cường miễn dịch.

Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ về bệnh viêm amidan cấp ở trẻ em. Cha mẹ tuyệt đối không nên coi thường và lơ là khi thấy trẻ có triệu chứng của bệnh. Khi thấy con mắc bệnh, hãy thực hiện các nguyên tắc điều trị trên. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao và bệnh không thuyên giảm thì nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *