Viêm amidan có mủ là một dạng bệnh lý mạn tính. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Bạn đang đọc: Viêm amidan có mủ và nguy cơ ung thư vòm họng
1. Thông tin cơ bản về bệnh viêm amidan có mủ
Viêm amidan được chia thành 2 thể cấp tính và mạn tính. Một trong những dạng phổ biến của viêm amidan mạn tính là viêm amidan có mủ (viêm amidan hốc mủ).
1.1. Nguyên nhân gây viêm amidan có mủ
Amidan bao gồm những tế bào lympho, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan bao gồm 6 khối, xếp thành một vòng kín xung quanh cửa hầu. Do đó, amidan có khá nhiều hốc nhỏ, dễ khiến vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Đặc biệt, amidan nằm ngay tại vị trí giao thoa giữa đường ăn, đường thở… nên rất dễ khiến virus thâm nhập.
Ngoài nguyên nhân do cấu tạo và vị trí của amidan, một số nguyên nhân có thể gây bệnh viêm amidan hốc mủ bao gồm:
– Các cơ quan tai – mũi- họng có liên quan với nhau. Vì vậy, nếu tai hoặc mũi bị mắc bệnh thì vi khuẩn có thể dễ dàng thâm nhập vào họng và gây bệnh viêm amidan cấp mủ.
– Thay đổi thời tiết, môi trường sống ô nhiễm cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Hai yếu tố này sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, làm amidan dễ bị tổn thương và có thể dẫn đến việc hình thành bệnh viêm amidan cấp mủ.
– Thói quen sinh hoạt không tốt là tác nhân khiến amidan có thể bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống nước lạnh…
Bia rượu có thể là tác nhân gây viêm amidan
1.2. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm amidan có mủ
Viêm amidan ở thể mạn tính thường tái phát nhiều lần, khiến mủ trắng hình thành trong các hốc của amidan hoặc xung quanh amidan, vòm họng. Đa số các trường hợp, amidan hốc mủ không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, đôi khi bệnh cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như:
– Biến chứng tại chỗ: Cảm giác khó nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt. Một số người bệnh có thể gặp khó khăn khi nói chuyện, giao tiếp.
– Biến chứng kế cận: Viêm nhiễm phát triển có thể lan sang các khu vực vòm họng, khoang miệng. Những bệnh lý có thể mắc phải trong giai đoạn này là viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa… Đặc biệt, ung thư vòm họng là biến chứng ác tính nghiêm trọng nhất..
– Biến chứng toàn thân: Ở một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, viêm amidan hốc mủ có thể biến chứng thành viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp… Khi amidan sưng to ở giai đoạn này có thể chèn ép hệ thống hô hấp, tạo áp lực cho phổi, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hoặc gây ra chứng ngưng thở.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em
Viêm amidan có thể khiến người bênh thấy kho thở do cổ họng bị chèn ép
2. Phân biệt bệnh viêm amidan hốc mủ và ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một biến chứng nguy hiểm khi bị viêm amidan có mủ. Cả hai bệnh này đều có một số triệu chứng giống nhau: khó nuốt, đau họng hay sưng ở cổ. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn và có tâm lý chủ quan, không kiểm tra sớm, tạo điều kiện cho ung thư (nếu có) phát triển.
Dưới đây là bảng so sánh triệu chứng của ung thư vòng họng và viêm amidan hốc mủ mà bạn có thể tham khảo:
Ung thư vòm họng | Viêm amidan hốc mủ |
– Họng bị sưng, khó nuốt. – Đau đầu: Cơn đau âm ỉ lúc đầu và tăng dần cường độ. – Ù tai: Triệu chứng xuất hiện ở một bên hoặc hai bên. – Ngạt mũi, chảy máu mũi thường xuyên. – Nổi hạch góc hàm |
– Mủ xuất hiện quanh amidan và các khu vực lân cận. – Cảm giác có dị vật ở họng, đau nhói trong họng. – Cảm giác đau họng, có thể lan tới tai. – Nước bọt tiết nhiều. – Sốt – Sưng hàm |
Nhìn chung, ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng có những biểu hiện rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với biểu hiện viêm họng hay viêm amidan. Điều khác biệt lớn nhất chính là thời gian triệu chứng kéo dài. Nếu các triệu chứng nói trên kéo dài trong vòng 2 tuần, bạn nên đi khám để có kết quả chính xác nhất. Chủ động hơn, bạn cũng có thể cân nhắc tầm soát ung thư định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe và đánh giá các nguy cơ mắc ung thư.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh xoang đúng cấp độ bệnh
Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ giúp kiểm soát các nguy cơ gây bệnh
3. Cách điều trị viêm amidan
Nhiều người thường cho rằng amidan là biện pháp triệt để nhất để điều trị viêm amidan. Tuy nhiên, cơ quan này là một phần của hệ thống hạch bạch huyết – hàng rào miễn dịch của cơ thể. Do đó, việc cắt amidan là phương pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Để có thể điều trị khỏi bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phải đi khám tại các cơ sở y tế. Viêm amidan có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tác động tới sức khỏe của chúng ta. Do đó, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về chế độ sinh hoạt, ăn uống để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài có thể hạn chế sự thâm nhập của vi khuẩn, giúp phòng ngừa tình trạng viêm amidan diễn biến nặng hơn.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng, vòm họng hợp lý: Ngoài việc đánh răng đều đặn, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để cải thiện các dấu hiệu viêm amidan. Cách này còn giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.
– Sử dụng các loại thức ăn mềm, hạn chế dùng các loại thức ăn thô, cứng. Đây là biện pháp cần thiết để tránh làm tổn thương amidan, hạn chế tình trạng xuất huyết ở họng.
– Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi, vitamin và khoáng chất…
– Uống nhiều nước, chú ý không để họng bị khô. Lưu ý, chúng ta nên uống nước ấm, tránh sử dụng nước lạnh.
– Hạn chế nguy cơ gây tổn thương amidan như la hét, nói to.
– Thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.
Bệnh viêm amidan có mủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đặc biệt, đừng quên việc thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nếu có và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.