Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính

Viêm amidan tái phát nhiều lần có thể dẫn tới hình thành mủ trắng xung quanh amidan, gọi là viêm amidan mủ. Thực chất, đây là một biến chứng của viêm amidan mạn tính. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ của người bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính

1. Viêm amidan mủ là gì?

Viêm amidan mủ là biến chứng của viêm amidan mạn tính khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Viêm amidan tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới hình thành mủ trắng xung quanh amidan, vòm họng.  

Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính

Hình ảnh cho thấy viêm amidan có mủ.

Amidan hốc mủ có thể phục hồi nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, tuy nhiên các tổn thương amidan mủ xảy ra ở trẻ em có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. 

– Biến chứng tại chỗ: Khiến người bệnh khó nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt; khó khăn khi nói chuyện, khó ăn uống.

– Biến chứng kế cận: Viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác xung quanh dẫn tới viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa…

– Biến chứng xảy ra toàn thân: Một số trường hợp nghiêm trọng, viêm amidan mủ có thể dẫn tới viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu… Amidan sưng to có thể chèn ép hệ hô hấp, khiến người bệnh ngáy to, ngưng thở khi ngủ.

2. Nguyên nhân gây viêm amidan mủ

Như đã nói ở trên, viêm amidan mủ là biến chứng của viêm amidan mạn tính. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này, viêm amidan hốc mủ còn do các nguyên nhân khác gây nên: 

2.1. Cấu tạo amidan có nhiều hốc

Amidan nằm ở giữa đường hô hấp và đường ăn uống nên thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và thức ăn, thêm vào đó cấu tạo của amidan có nhiều hốc khiến thức ăn và bụi bẩn dễ đọng lại. Từ đó vi khuẩn dễ dàng phát triển, dẫn tới viêm nhiễm và hình thành nên các khối mủ. 

2.2. Mắc các bệnh lý về tai mũi họng

Nếu người bệnh mắc một bệnh lý tai mũi họng nào đó, vi khuẩn có thể tấn công các cơ quan khác nếu như không điều trị kịp thời bởi tai – mũi họng là 3 cơ quan nối với nhau thông qua các lỗ xoang.

2.3. Vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo sạch sẽ

Viêm amidan mủ có thể đến từ nguyên nhân do người bệnh không vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus tấn công amidan và dẫn tới áp xe. 

Một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ viêm amidan có mủ như:

– Không khí ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc… gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, dân tới viêm amidan hốc mủ. 

– Nhiệt độ thời tiết thay đổi, chuyển mùa đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, dẫn tới tổn thương amidan. 

– Thói quen ăn uống quá lạnh, uống nhiều rượu bia, thường xuyên hút thuốc, ăn đồ cay nóng… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 

3. Triệu chứng cảnh báo viêm amidan mủ

Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính

Hình ảnh 2 amidan chứa đầy mủ được bác sĩ lấy ra trong quá trình phẫu thuật.

Khi xuất hiện các hốc mủ ở amidan, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu như:

– Quan sát thấy các hốc mủ: Các hốc mủ nằm ở amidan trông giống như bã đậu. Ban đầu, hốc mủ này có màu trắng, tiếp theo sẽ chuyển sang màu xanh, có mùi rất hôi. Chính vì các ổ mủ này mà hơi thở của người bệnh cũng sẽ có mùi hôi khó chịu.

– Cổ họng bị đau rát. Do vi khuẩn ẩn nấp trong cổ họng nên sẽ gây ra tình trạng ngứa, nhiều dịch đờm khó chịu. Để giảm hiện tượng khó chịu này, người bệnh thường có xu hướng khạc nhổ ra ngoài, điều này càng làm cho amidan bị tổn thương và đau rát, khiến việc ăn uống, nuốt gặp khó khăn. 

– Sốt cao, mệt mỏi. Viêm amidan có thể gây ra tình trạng sốt cao, thậm chí trên 40 độ C. Đồng thời, cơ thể người bệnh mệt mỏi, khó ăn uống.

4. Phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của viêm amidan mủ, ngay khi có các triệu chứng, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời. Thông qua các phương pháp chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị khác nhau. 

4.1. Với những trường hợp chưa quá nặng

Với những trường hợp chưa quá nặng, chưa dẫn tới các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ thường tư vấn sử dụng thuốc, bao gồm: 

– Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây bệnh: Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình phát triển và gây bệnh của chúng.

– Thuốc chống viêm, giảm đau. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm giảm tình trạng sưng viêm, và làm dịu cơn đau do viêm amidan hốc mủ gây ra.

– Thuốc điều trị triệu chứng. Với người bệnh gặp các triệu chứng như sốt, ho, phù nề… sẽ được kê thuốc giảm các triệu chứng đó.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo kết hợp một số phương pháp tự nhiên có thể làm giảm viêm amidan:

– Súc miệng bằng nước muối ấm. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng rất tốt, do đó rất có lợi cho người bệnh bị viêm amidan hốc mủ. Nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm sưng viêm và hôi miệng.

– Sử dụng lá húng chanh chưng đường phèn. Lá húng chanh cũng có tác dụng kháng khuẩn vô cùng tốt. Bạn có thể lấy lá rửa sạch, chưng cách thuỷ với đường phèn trong 20 phút rồi uống. Bài thuốc này giúp ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, và có hiệu quả sau vài ngày sử dụng.

– Sử dụng mật ong chưng cách thuỷ với gừng. Mật ong giúp diệt vi khuẩn, tiêu viêm. Chưng mật ong cách thuỷ vài lát gừng sẽ giúp giảm viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng amidan.

Tìm hiểu thêm: Những hiểu lầm thường gặp về bệnh viêm xoang

Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính

Mật ong có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị cho viêm amidan có mủ.

4.2. Điều trị cho viêm amidan mủ nặng

Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị khàn tiếng phải làm sao?

Phẫu thuật cắt amidan với phương pháp Plasma Plus là lựa chọn tối ưu cho viêm amidan mủ nặng.

Với các trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến quyết định cắt amidan. Cắt amidan được áp dụng cho các trường hợp viêm amidan mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh, hoặc những trường hợp có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Với những đột phá trong phương pháp cắt amidan mới – Plasma Plus, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện cắt amidan. Phương pháp này được thực hiện rất nhanh chóng, có thể ra viện trong 24h, và sinh hoạt bình thường, không cần kiêng khem nhiều sau phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin về viêm amidan hốc mủ. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *