Viêm bờ mi dưới và những điều bạn cần biết!

Viêm bờ mi dưới là một bệnh lý khá thường gặp ở mắt. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý khiến cho sức khỏe mắt của người bệnh gặp nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình trạng viêm nhiễm bờ mi dưới.

Bạn đang đọc: Viêm bờ mi dưới và những điều bạn cần biết!

1. Thế nào là bệnh lý viêm bờ mi dưới?

Viêm bờ mi dưới và những điều bạn cần biết!

Mặc dù bệnh lý bờ mi dưới bị viêm không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, song, nó sẽ đem lại nhiều sự phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

 

Bệnh lý viêm bờ mi dưới là tình trạng viêm nhiễm ở mắt thường xuyên xảy ra và có thể phát hiện ở tất cả các độ tuổi từ già đến trẻ. Khi người bệnh có bờ mi dưới bị viêm nhiễm, họ có thể cảm nhận được mắt bị sưng viêm, có cảm giác cộm ở bờ mi mắt dưới. Mặc dù đây là bệnh lý không gây ảnh hưởng đến thị lực cũng như sức khỏe của mắt nhưng những dấu hiệu của bệnh lý sẽ khiến cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bờ mi dưới bị viêm nhiễm có thể chia thành 2 loại chính dựa trên tình trạng và vị trí viêm nhiễm:

– Viêm bờ mi trước:

Nếu người bệnh bị viêm bờ mi trước, vị trí viêm sẽ nằm ở bên ngoài của mí mắt bên dưới chân lông mi. Đây là tình trạng bệnh tiềm ẩn nguy cơ khiến cho giác mạc bị tổn thương.

– Viêm bờ mi sau:

Đây là tình trạng khi vùng viêm nhiễm nằm ở phía bên trong so với bờ mi. Viêm bờ mi sau có nguy cơ cao sẽ khiến cho lẹo và chắp mắt mọc tại đây.

Viêm bờ mi bên dưới mắt không phải là một bệnh có khả năng lây truyền. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị viêm nhiễm, mắt sẽ rất dễ bị kích thích cũng như đỏ rát, viêm sưng. Chính vì triệu chứng này mà rất nhiều người bệnh bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Do đó, để có thể điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế Nhãn khoa để được thăm khám và có các phương pháp điều trị hợp lý.

2. Tại sao người bệnh lại bị viêm bờ mi dưới?

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị đau mắt đỏ: Điểm danh 3 “thủ phạm” chính

Viêm bờ mi dưới và những điều bạn cần biết!

Bờ mi dưới bị viêm có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bệnh lý này phát triển.

Đây là một loại bệnh lý về mắt rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Bờ mi dưới có thể bị viêm do các yếu tố sau gây nên:

– Viêm bờ mi dưới do vi khuẩn:

Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến cho bờ mi dưới dễ bị viêm nhiễm, sưng đỏ lên và có khả năng bị lật ra ngoài hoặc kéo vào phía bên trong. Nếu như bờ mi mắt bị lật vào trong khiến cho lông mi cũng bị lật vào bên trong có thể khiến cho giác mạc bị tổn thương.

– Tuyến nhờn bị rối loạn chức năng:

Ở chân lông mi mắt có một hệ thống tuyến nhờn. Khi người bệnh bị rối loạn chức năng của tuyến nhờn và khiến cho mắt bị khô. Khi mắt khô, vi khuẩn rất dễ dàng để xâm nhập nhập và tấn công vùng mi mắt trước tiên, gây ra hiện tượng kích ứng và viêm tại đây.

– Viêm bờ mi dưới do ve ở lông mi và bệnh trứng cả đỏ gây ra:

Nếu như mắt của người bệnh đang bị ve làm tổ hoặc bị trứng cá đỏ thì nguy cơ rất cao sẽ bị viêm bờ mi mắt, đặc biệt là bờ mi dưới.

– Người bệnh dị ứng với mỹ phẩm hoặc thuốc:

Nếu người bệnh bị dị ứng với một thành phần nào đó có trong các sản phẩm trang điểm mắt hoặc thuốc đang sử dụng cũng có thể khiến cho bờ mi dưới bị viêm nhiễm.

3. Viêm bờ mi dưới có những dấu hiệu gì?

Viêm bờ mi mắt dưới thường sẽ xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ nhiều hơn cả. Tuy nhiên, nếu như trẻ bị viêm kết mạc thì bệnh sẽ không gây ra tình trạng lây lan, truyền nhiễm. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ cảm thấy được những sự khó chịu khi sinh hoạt như:

– Người bệnh cảm thấy đau rát ở vùng mắt và vùng mi mắt bên dưới

– Ở vùng mi mắt và lông mi có xuất hiện tình trạng bị bong vảy

– Mắt cộm, ngứa và cực kỳ khó chịu như có dị vật mắc kẹt bên trong mắt

– Khi tiếp xúc với ánh sáng, mắt của người bệnh trở nên nhạy cảm bất thường

– Thị lực suy giảm, mắt nhìn mọi thứ xung quanh mờ hơn bình thường

– Nước mắt liên tục chảy

4. Điều trị bờ mi dưới bị viêm thế nào?

Viêm bờ mi dưới và những điều bạn cần biết!

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi phí mổ mộng mắt và an tâm điều trị

Bệnh lý về mắt này có thể điều trị bằng những phương pháp rất đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, việc đi thăm khám là cần thiết vì bệnh lý có thể nhầm lẫn với viêm kết mạc.

Điều trị viêm nhiễm ở mi dưới sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn vì triệu chứng sẽ thuyên giảm dần. Tùy theo tình trạng của bệnh cũng như tình hình sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị như:

4.1. Mắt được chườm thường xuyên bằng khăn ấm

Đây là phương pháp rất đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Hãy lấy một chiếc khăn thật sạch sẽ, nhúng vào nước ấm và vắt khô. Sau đó, hãy dùng chiếc khăn ấm này để chườm lên mắt trong vòng khoảng 1 phút. Mỗi ngày hãy thực hiện từ 3 – 4 lần và hãy nhớ giữ cho khăn luôn có một độ ẩm nhất định, không quá khô. Mức nhiệt độ của khăn không nên quá nóng để có thể tránh các nguy cơ có thể gây gại cho vùng mắt vì đây là vùng da mỏng, rất nhạy cảm.

Mắt sau khi được chườm, các lớp vảy sẽ bong tróc ra. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp cho tuyến nhờn được làm sạch một cách tự nhiên. Ngoài ra, việc chườm mắt bằng khăn ấm còn ngăn ngừa được tình trạng chất nhầy bị tắc nghẽn trong mi mắt, làm cho khối u phình to tại vùng bờ mi phình to.

4.2. Người bệnh nên tẩy tế bào chết định kỳ ở mí mắt

Để có thể tẩy tế bào chết, người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn thật sạch, một miếng gạc hoặc một nhúm bông gòn và ngâm vào nước ấm. Nghi tất cả đã ngấm nước, hãy sử dụng để chà nhẹ lên bờ mi bị viêm nhiễm trong vòng tầm 15 giây.

4.3. Thuốc mỡ kháng sinh

Để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở mi mắt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc mỡ có thành phần kháng sinh để tình trạng cải thiện nhanh chóng hơn. Sử dụng thuốc mỡ bôi mắt khá dễ dàng. Người bệnh nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc hoặc sử dụng một chiếc tăm bông lấy một lượng vừa đủ để bôi lên vùng viêm trước khi đi ngủ.

Nếu người bệnh bị khô hoặc viêm cả ở bên trong mắt, thuốc tra mắt có chứa steroid sẽ được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị. Ngoài ra,  bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc kháng sinh để có thể cải thiện được hoạt động của tuyến nhờn, giúp cho mắt luôn đủ độ ẩm để nuôi dưỡng.

4.4. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Tuyến nhờn bị rối loạn chức năng có thể xảy ra khi cơ thể của người bệnh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó, việc xây dựng cho bản thân một thực đơn cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng.

4.5. Vệ sinh cho mắt thật sạch sẽ

Vùng mí mắt và lông mi cần được vệ sinh sạch sẽ vì ở đây các vi khuẩn và bụi bẩn dễ mắc vướng vào và làm tổ tại đây, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Việc vệ sinh sạch sẽ giúp cho giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa tối đa khả năng mắt bị viêm cũng như ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh lý.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bệnh lý viêm nhiễm bờ mi dưới mắt. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biết cách để điều trị bệnh lý hiệu quả, nhanh chóng

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *