Theo các chuyên gia nha khoa, có tới 90% người mắc viêm chân răng do thói quen vệ sinh răng miệng cẩu kém khoa học. Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm chân răng có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vậy viêm chân răng thì uống thuốc gì để nhanh khỏi, cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Viêm chân răng thì uống thuốc gì để nhanh khỏi?
1. Tìm hiểu về bệnh lý viêm chân răng
Nướu khỏe mạnh thường có màu sắc hồng nhạc, săn chắc, bao bọc phần chân răng. Khi bị bệnh, nướu dần chuyển màu và có thể xuất hiện tình trạng sưng đau. Điều này cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Vùng nướu bị viêm nhiễm nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới tình trạng viêm chân răng. Bệnh khiến chân răng lung lay, chảy máu, thậm chí có thể tổn thương tủy răng và xương ổ răng.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm chân răng
Vi khuẩn là tác nhân chính gây nên tình trạng viêm chân răng mà nhiều người gặp phải. Về cơ bản, khoang miệng của mỗi người là một môi trường chứa rất nhiều loại vi khuẩn có lợi, có hại. Khi gặp một số điều kiện thuận lợi, vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ làm mất cân bằng môi trường trong khoang miệng. Điều này dẫn tới nhiều bệnh lý, trong số đó có viêm chân răng.
Bên cạnh đó, nếu kết hợp các yếu tố sau đây thì tình trạng viêm chân răng sẽ tiến triển nhanh chóng và tồi tệ hơn:
– Vệ sinh răng miệng kém khoa học: Thức ăn thừa mắc trong kẽ răng lâu ngày sẽ hình thành mảng bám quanh răng. Mảng bám bám rất chắc quanh răng, nếu không được loại bỏ thường xuyên thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trú ngụ, phát triển gây bệnh. Chúng sẽ tấn công các mô liên kết quanh răng, khiến răng bị tổn thương và mắc bệnh.
– Hệ miễn dịch suy yếu: Một số bệnh lý hoặc khi mọi người đang ở trong thời kỳ đặc biệt có thể bị suy yếu hệ miễn dịch làm giảm sức đề kháng và rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
– Thói quen sinh hoạt: Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, hút thuốc, uống rượu bia… có thể làm hỏng niêm mạc miệng, tổn thương men răng khiến sức khỏe răng miệng suy yếu và hình thành bệnh viêm chân răng.
Vi khuẩn là tác nhân chính gây nên tình trạng viêm chân răng mà nhiều người gặp phải
1.2. Diễn tiến bệnh viêm chân răng
Bệnh viêm chân răng diễn tiến theo mức độ nặng. Khi đó, ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có các triệu chứng. Các triệu chứng này sẽ tương ứng mức độ ảnh hưởng khác nhau. Do đó, mọi người cần hiểu rõ từng giai đoạn của bệnh để có thể chủ động xử trí một cách hiệu quả.
– Giai đoạn nhẹ: Lợi có biểu hiện sưng đỏ, tấy và thường xuyên chảy máu chân răng mỗi khi vệ sinh răng miệng. Lợi tổn thương nhưng vẫn bao bọc chân răng, chưa bị tổn thương về xương hay các mô khác quanh răng.
– Giai đoạn nặng: Lợi sưng đỏ nghiêm trọng, có biểu hiện tụt lợi, áp xe nướu răng. Dịch mủ xuất hiện gây ra mùi khó chịu trong nướu, quanh chân răng. Kèm theo đó là hiện tượng đau nhức, sưng vùng má.
– Giai đoạn nghiêm trọng: Khi viêm chân răng đã ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh thường có các biểu hiện lộ chân răng, răng xỉn màu, lung lay và có thể gãy rụng. Thậm chí, tình trạng viêm có thể lan sang nhiều răng khác trên cung hàm.
Ở giai đoạn nặng, dịch mủ xuất hiện trong nướu, quanh chân răng gây ra mùi hôi khó chịu
2. Viêm chân răng thì uống thuốc gì?
Để điều trị bệnh lý viêm chân răng, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh của từng người. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc. Các loại thuốc này sẽ giúp điều trị tình trạng viêm chân răng.
2.1 Kháng sinh
Điều trị kháng sinh có hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch chống nhiễm trùng, viêm nhiễm trong khoang miệng. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng có thể là Metronidazole hoặc Amoxicillin… Tuy nhiên, thuốc Amoxicillin không thích hợp với những người dị ứng với Penicillin. Đồng thời, người sử dụng Metronidazole thì không được uống rượu bia. Hãy kiêng ít nhất trong 48 giờ điều trị. Nguyên nhân bởi chúng có thể phản ứng với nhau gây tác dụng phụ.
2.2 Kháng viêm
Thuốc kháng viêm làm giảm tình trạng viêm nhiễm chân răng với các loại thuốc thường được chỉ định như là Ibuprofen, Acid mefenamic, Axit meloxicam, Diclophenac,… Một số loại thuốc chứa Corticosteroid cũng có thể được sử dụng trong trường hợp viêm chân răng ở giai đoạn nặng.
2.3 Thuốc bôi
Thuốc bôi trực tiếp vào vùng lợi bị viêm để giảm sưng tấy, đau nhức chân răng như Metrogyl.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê một số dung dịch để súc miệng như Chlorhexidine 0,25% hoặc dạng sợi như Tetracyline để nhét vào kẽ túi quanh răng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Ưu điểm của dán sứ veneer là gì?
Sử dụng thuốc uống có thể giúp điều trị tốt viêm chân răng
Có những trường hợp tình trạng bệnh đã diễn biến phức tạp. Khi đó, không thể điều trị bằng thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Do đó, khi thấy bất thường của viêm chân răng, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để. Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và điều trị đúng cách.
3. Làm thế nào để không mắc bệnh viêm chân răng?
Một kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa mắc một số bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng:
– Chải răng đều đặn, ít nhất 2 lần mỗi ngày vào các thời điểm sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ để loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng.
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch phần kẽ răng, giúp ngăn ngừa mảng bám hình thành và gây viêm nhiễm.
– Súc miệng sau khi chải răng để làm sạch khoang miệng một lần nữa. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng. Điều này là để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
– Lấy cao răng thường xuyên với bác sĩ nha khoa. Các mảng bám có hại, cứng đầu bao quanh răng sẽ được loại bỏ.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tính axit cao.
– Nên bổ sung thêm canxi, vitamin từ các loại thực phẩm thiên nhiên như rau xanh, trứng, đậu…
– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc ngay khi phát hiện bất thường. Khi đó, bác sĩ có thể xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Niêm mạc tử cung mỏng ăn gì để có niêm mạc dày, khỏe?
Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất thường
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp băn khoăn viêm chân răng thì uống thuốc gì. Bạn nên liên hệ tới các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.