Viêm dạ dày ruột ở người lớn là bệnh lý nhiễm trùng ở đường tiêu hóa. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh như thế nào hiệu quả?
Bạn đang đọc: Viêm dạ dày ruột ở người lớn cần lưu ý
1. Liệt kê nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ở người lớn
Viêm dạ dày ruột ở người lớn thường do virus gây ra. Có nhiều loại virus gây bệnh như: Adenovirus, Norovirus, Salmonella, E.Coli, Campylobacter,…Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm. Virus thường hiện diện sau khi đi vệ sinh và dễ lây lan từ người này sang người khác bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ vật.
2. Một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng thường xuất hiện các biểu hiện như:
– Tiêu chảy kèm nôn mửa
– Phân dạng lỏng có nhiều nước. Bệnh nhân đi ngoài từ 3 tới 10 lần trong ngày. Trường hợp bị nhiễm trùng trong phân của người bệnh thường có xuất hiện máu và chất nhầy
– Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ. Sau khi đi ngoài cơn đau sẽ giảm dần và chấm dứt
– Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu. Nhiệt độ sốt cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm
Tiêu chảy và nôn ói nhiều lần kéo dài sẽ gây mất nước của cơ thể. Các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay là:
– Chóng mặt, đau đầu
– Mệt mỏi
– Bí tiểu hoặc đi tiểu rất ít
– Lưỡi và miệng khô
– Hôn mê
– Nhịp tim đập nhanh bất thường
– Cơ thể yếu ớt, xanh xao
Viêm dạ dày ruột ở người lớn gây ra tình trạng tiêu chảy
3. Phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột người lớn
Bệnh viêm dạ dày ruột ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ cũng có cách điều trị tương đối giống nhau. Đối với người lớn có thể sử dụng các loại thuốc mà trẻ em không được dùng. Dưới đây là một số phương pháp giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.
3.1 Uống nhiều nước khi bị viêm dạ dày ruột ở người lớn
– Cần uống bổ sung 200ml nước sau mỗi lần bị tiêu chảy
– Nếu bị nôn ói thì cần nghỉ khoảng 5 – 10 phút sau đó mới uống nước. Uống nước chậm rãi
– Không nên uống các loại nước có nhiều đường, nước ngọt vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn
– Thuốc bù nước được chỉ định cho các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nặng. Loại thuốc này cần được pha chế chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất
3.2 Chế độ ăn uống
– Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa và luôn uống đủ nước mỗi ngày
– Thời gian đầu mắc bệnh cần tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chua cay
– Nên ăn các loại bánh mì nguyên cám, gạo để dễ tiêu hóa
3.3 Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Người bệnh nên uống đúng theo đơn kê của bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Không nên tự tiện thay đổi liều lượng thuốc hoặc dừng thuốc khi chưa uống hết đơn.
– Sử dụng thuốc chống tiêu chảy cho trường hợp bị đi ngoài quá nhiều lần. Tuy nhiên bệnh nhân không được sử dụng loại thuốc này trên 5 ngày
– Sử dụng các loại thuốc giảm viêm, hạ sốt,…
Điều trị nội khoa là phương pháp giúp phục hồi hiệu quả
4. Những biến chứng của bệnh viêm dạ dày ruột
Bệnh viêm dạ dày ruột ít để lại biến chứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.1 Mất dịch và điện giải khi bị viêm dạ dày ruột ở người lớn
Khi cơ thể mất quá nhiều nước do tiêu chảy hoặc nôn sẽ gây ra tình trạng thiếu nước. Bệnh nhân cần được bổ sung đủ nước và chất điện giải kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tụt huyết áp, giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan trong cơ thể. Thậm chí bệnh nhân có thể bị suy thận. Vì vậy bệnh nhân cần tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế để truyền dung dịch điện giải qua tĩnh mạch.
4.2 Biến chứng ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể
– Bệnh gây viêm khớp, đau khớp
– Xuất hiện tình trạng viêm da, viêm kết mạc
– Ảnh hưởng tới màng não và tủy. Tuy nhiên đây là trường hợp có tỷ lệ xảy ra rất thấp
4.3 Bất dung nạp Lactose
Bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột sẽ dẫn tới hiện tượng bất dung nạp Lactose do thành ruột bị tổn thương dẫn tới thiếu men Lactose. Biến chứng này còn gây đau bụng, đầy hơi, tiểu nhiều nước và có khí nếu bệnh nhân uống sữa.
4.4 Hội chứng tán huyết ure máu
Đây là một biến chứng hiếm gặp và chỉ xảy ra khi bị viêm dạ dày do chủng E.coli. Biến chứng này gây ra tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu, suy thận. Trẻ em là đối tượng thường gặp hội chứng này hơn là ở người lớn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Viêm dạ dày ruột gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể
5. Những cách phòng ngừa bệnh lý viêm dạ dày hiệu quả
Phần lớn các bệnh ở hệ tiêu hóa rất dễ mắc phải. Vì vậy để tránh và giảm thiểu nguy cơ bị viêm ruột bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh
– Bạn cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Đồng thời các bề mặt của đồ vật có bị bẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cần được khử trùng
– Nên giặt riêng quần áo hoặc đồ dùng bị nhiễm bẩn cùng với nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn
– Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân hoặc khăn tắm với người bệnh
– Mọi người nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Không ăn các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi thiu
– Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Ưu tiên bổ sung nhiều các loại rau củ tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt,…
>>>>>Xem thêm: Nội soi gây mê là gì?
Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày ruột ở người lớn. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện mắc bệnh bạn cần theo dõi và tới các trung tâm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám. Mặc dù bệnh viêm dạ dày ruột không quá nguy hiểm nhưng mọi người không nên chủ quan dù là với bất cứ bệnh lý nào.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.