Viêm dạ dày tá tràng HP: Chẩn đoán và điều trị đúng cách

Viêm dạ dày tá tràng HP rất phổ biến khi chiếm tới gần 90% tổng số ca viêm loét. Chính vì thế, các thông tin quay quanh việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh được đông đảo mọi người quan tâm.

Bạn đang đọc: Viêm dạ dày tá tràng HP: Chẩn đoán và điều trị đúng cách

1. Bệnh viêm dạ dày tá tràng HP

1.1. Cơ chế gây bệnh viêm dạ dày tá tràng HP

Vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển ở môi trường axit dịch vị nhờ hoạt động của các tiêu mao cùng cấu trúc hình xoắn. Chúng dễ dàng di chuyển qua lớp niêm dịch tới lớp dưới niêm mạc dạ dày, nó sẽ bám dính vào biểu mô và gây bệnh viêm loét theo cơ chế sau:

– Tăng tiết men urease làm phân hủy urease thành ammoniac và tạo ra môi trường kiềm xung quanh nó nhằm chống lại được acid dịch vị. Chất này sẽ cùng với các độc chất tế bào cytokine dần phân hủy các thành phần của chất nhầy dạ dày, phá bỏ lớp bảo vệ thành niêm mạc.

– Sinh nội độc tố gây tổn thương trực tiếp tới các tế bào biểu mô dạ dày. Theo thời gian gây thoái hóa, hoại tử, long tróc tế bào và tạo điều kiện cho acid – pepsin thấm vào gây trợt loét.

– Tăng tiết acid HCl và pepsin, đây là 2 yếu tố chính tấn công và gây viêm loét dạ dày tá tràng.

– Tăng giải phóng các yếu tố trung gian gây viêm (interleukin – IL…, các gốc tự do), làm sưng, phù nề lớp niêm mạc, tạo điều kiện cho acid HCl và pepsin ăn mòn, gây ra trợt loét niêm mạc dạ dày.

Viêm dạ dày tá tràng HP: Chẩn đoán và điều trị đúng cách

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

1.2. Giai đoạn phát triển của bệnh

Viêm loét HP dạ dày tá tràng phát triển qua 2 giai đoạn chính là viêm loét cấp tính và mạn tính.

– Viêm loét cấp tính: Các triệu chứng khởi đầu bệnh khá rầm rộ xuất hiện đột ngột, biểu hiện khá rõ nét nhưng diễn tiến trong thời gian ngắn nên nhiều người bệnh dễ bị chủ quan không đi khám ngay khiến bệnh tình phát triển phức tạp hơn.

– Viêm loét mãn tính: Ở giai đoạn này, tổn thương mang tính chất âm thầm nên các triệu chứng cũng không quá điển hình nữa. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng sưng viêm kéo dài, các ổ viêm loét lan rộng hoặc ăn sâu khiến bệnh khó điều trị hơn, thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm teo, hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,….

1.3. Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng HP

Tùy vào trạng thái hoạt động, mức độ gây hại của vi khuẩn, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng HP sẽ có những triệu chứng như sau:

– Đau từng cơn hoặc bị đau âm ỉ vùng bụng.

– Đau thượng vị.

– Ợ hơi.

– Đầy hơi, chướng bụng.

– Buồn nôn và nôn.

– Sốt.

– Chán ăn, ăn không ngon.

– Giảm cân bất thường.

– Cảm giác khó nuốt khi ăn.

– Nôn ra máu.

– Đi đại tiện có lẫn máu.

– Chóng mặt, ngất xỉu.

– Mặt tái nhợt.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như kể trên, mỗi người cần chủ động thăm khám để thực hiện các chẩn đoán xác định vi khuẩn HP và nhanh chóng tiến hành điều trị đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Ruột thừa ở bên nào, nhận biết cơn đau viêm ruột thừa

Viêm dạ dày tá tràng HP: Chẩn đoán và điều trị đúng cách

Đau bụng quanh vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng.

2. Các cách chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng vi khuẩn HP

Ở các trường hợp cụ thể, mục đích, bác sĩ sẽ đưa ra những yêu cầu phù hợp cho người bệnh để kiểm tra nhiễm khuẩn HP bao gồm:

– Xét nghiệm hơi thở: Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Người bệnh được yêu cầu uống một loại chất lỏng đặc biệt, không gây hại cho cơ thể. Sau đó, người bệnh được lấy mẫu hơi thở để xác định xem có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

– Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy mẫu huyết thanh của người bệnh. Sau đó tiến hành đo kháng thể kháng HP. Từ đó có thể xác định được người bệnh đang nhiễm khuẩn HP hay không.

– Xét nghiệm phân: Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết để người bệnh có thể tự lấy mẫu phân của mình đúng cách Đặc biệt, không nên để lẫn phân cùng với nước tiểu để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Khi đã có mẫu, bác sĩ sẽ cho vào một chất tạo màu, nếu phân chuyển màu xanh dương đồng nghĩa dương tính với vi khuẩn HP.

– Nội soi dạ dày: Trong lúc nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm đi tiến hành xét nghiệm tìm vi khuẩn HP. Nên đây được xem là phương pháp tiêu chuẩn mang lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Viêm dạ dày tá tràng HP: Chẩn đoán và điều trị đúng cách

>>>>>Xem thêm: Sau khi cắt polyp dạ dày ăn gì tốt?

Nội soi dạ dày là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng vi khuẩn HP dương tính.

3. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng HP đúng cách

Nguyên tắc trong điều trị loét dạ dày cần tập trung vào nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, người bệnh loét dạ dày HP đầu tiên cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP.

Việc điều trị HP sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại, biểu hiện lâm sàng, mức độ bệnh,… Phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc giảm tiết axit béo trong dạ dày kết hợp với nhóm các kháng sinh. Người bệnh cần thăm khám và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc hoặc dùng lại đơn kê của người khác vì sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc do dùng sai loại kháng sinh.

Bên cạnh đó, sau khi tiêu diệt vi khuẩn HP về âm tính, người bệnh vẫn cần chú ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HP như không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, thăm khám sức khỏe đường tiêu hóa định kỳ.

Viêm dạ dày tá tràng HP sẽ được điều trị tốt nếu bệnh nhanh chóng được chẩn đoán và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Mỗi người hãy chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa sớm để tầm soát bệnh lý toàn diện và hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *