Viêm dạ dày trào ngược có cần phải nội soi không?

Nhiều người khi gặp phải dấu hiệu của viêm dạ dày trào ngược đều có chung một thắc mắc rằng bị bệnh này có cần nội soi không và cần điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Viêm dạ dày trào ngược có cần phải nội soi không?

1. Bệnh viêm dạ dày trào ngược

1.1. Viêm dạ dày trào ngược

Viêm dạ dày trào ngược là sự kết hợp giữa viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Viêm dạ dày do các tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày có thể do bào mòn bởi vi khuẩn hoặc từ những tác nhân khác. Viêm dạ dày kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng tiêu hóa dẫn tới việc ứ đọng thức ăn, đầy bụng, khó tiêu và dẫn tới trào ngược axit dịch vị ở dạ dày lên tới thực quản.

Viêm dạ dày trào ngược là bệnh lý tiêu hóa không hề đơn giản, bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện thăm khám đúng quy trình, chẩn đoán đúng bệnh để được điều trị đúng phác đồ.

Viêm dạ dày trào ngược có cần phải nội soi không?

Viêm dạ dày gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh.

1.2. Triệu chứng gặp phải khi bị viêm dạ dày trào ngược

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày điển hình nhất là cơn đau ở vùng bụng thượng vị, đau âm ỉ từng cơn hoặc đau quặn bụng cùng cảm giác trướng bụng, bụng ậm ạch sau ăn. Ngoài ra bệnh còn gây ra những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như:

– Ơ hơi, ợ chua, ợ nóng

– Khó nuốt, hay có cảm giác bị vướng ở cổ

– Chán ăn

– Buồn nôn và nôn

Cần lưu ý rằng, khi gặp phải những triệu chứng kể trên, tốt nhất bạn cần đi đến bệnh viện khám sớm để được chẩn đoán chuyên sâu, tìm đúng căn nguyên bệnh. Chỉ khi có chẩn đoán đúng, bác sĩ mới có thể lên đúng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Thăm khám phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị, cho tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao.

2. Viêm dạ dày trào ngược thực quản có cần nội soi không?

Nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp hiện đại giúp phát hiện chính xác các bệnh lý gặp phải ở ống tiêu hóa. Đối với người bệnh viêm dạ dày trào ngược, thực hiện nội soi sẽ giúp xác định được vị trí viêm, mức độ viêm, cấp độ trào ngược dạ dày thực quản và các biến chứng nếu có.

Không dừng lại ở giá trị chẩn đoán cao, nội soi còn cho phép bác sĩ can thiệp lấy mẫu bệnh sinh thiết tìm vi khuẩn HP (nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày) cho kết quả chính xác trong 15-20 phút. Đồng thời, nội soi còn giúp điều trị tốt các bệnh lý như lấy dị vật, cầm máu tổn thương ở ống tiêu hóa, cắt polyp, loại bỏ tổ chức ung thư sớm. Đây cũng là ưu điểm đáng chú ý mà các phương pháp chẩn đoán khác không thể thực hiện.

Để được nội soi tiêu hóa, người bệnh sẽ thăm khám lâm sàng trước với bác sĩ. Dựa theo mức độ triệu chứng, tiểu sử bệnh tình và nhu cầu thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Viêm dạ dày trào ngược có cần phải nội soi không?

Nội soi là phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh viêm dạ dày.

3. Quy trình thực hiện nội soi viêm dạ dày

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, nội soi thực quản – dạ dày có quy trình thực hiện nghiêm ngặt, người bệnh được hướng dẫn thực hiện đầy đủ các bước sau đây để đảm bảo thủ thuật diễn ra một cách thuận lợi, an toàn.

Bước 1: Khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết (gồm xét nghiệm công thức máu, đông máu, viêm gan A,B,C và HIV,…) cùng các chẩn đoán hình ảnh khác được chỉ định (siêu âm ổ bụng, chụp Xquang, chụp CT,…).

Bước 3: Làm hồ sơ nội soi (đánh giá kết quả nhịn ăn, đo huyết áp, chiều cao, đo cân nặng,…)

Bước 4: Uống thuốc giúp tan bọt dạ dày.

Bước 5: Người bệnh được đặt một đường truyền mê và bác sĩ tiến hành gây mê.

Bước 6: Bác sĩ thực hiện nội soi dạ dày, sinh thiết HP dạ dày và thao tác quan sát ống tiêu hóa trên.

Bước 7: Hoàn tất thủ thuật và rút đường truyền mê.

Bước 8: Người bệnh tỉnh mê, nghỉ ngơi 30 phút và được đo lại huyết áp.

Bước 9: Đọc kết quả nội soi dạ dày với bác sĩ tại phòng khám ban đầu.

Nội soi dạ dày thường diễn ra khá nhanh chóng, khoảng 15-20 phút. Trường hợp phát sinh những can thiệp như cắt polyp, cầm máu tổn thương, lấy dị vật,… thì sẽ cần nhiều thời gian thực hiện hơn.

4. Điều trị đúng cách bệnh viêm dạ dày trào ngược

Sau khi đã có kết quả nội soi, chẩn đoán đúng về tình trạng viêm dạ dày và mức độ trào ngược ở thực quản, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết. Thông thường, viêm dạ dày sẽ được điều trị tốt bằng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

4.1. Điều trị viêm dạ dày trào ngược bằng thuốc

Thuốc điều trị sẽ được bác sĩ kê theo đơn nhằm giải quyết đúng căn nguyên bệnh, làm lành các vết viêm loét và giảm trào ngược dạ dày thực quản. Những loại thuốc thông dụng thường được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày gồm có:

– Thuốc kháng sinh với trường hợp viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP

– Thuốc trung hòa axit

– Thuốc ức chế bơm proton

Người bệnh cần lưu ý, chỉ uống thuốc theo đơn kê, uống đúng liều dùng và đúng hướng dẫn sử dụng. Tránh các trường hợp sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Việc làm này sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, tăng nguy cơ biến chứng.

Viêm dạ dày trào ngược có cần phải nội soi không?

>>>>>Xem thêm: Sau khi cắt polyp dạ dày ăn gì tốt?

Người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chỉ định đúng phác đồ thuốc điều trị.

4.2. Điều trị bằng chế độ ăn, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn khoa học, sinh hoạt điều độ sẽ hỗ trợ tốt việc điều trị, mang lại hiệu quả làm lành viêm loét nhanh chóng. Người bệnh cần lưu ý:

– Ăn uống đúng bữa đúng giờ, nên ăn theo nhiều bữa trong ngày sẽ tránh được việc ăn quá no gây áp lực lên dạ dày.

– Ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, tăng cường thêm rau xanh và hoa quả tươi, ngũ cốc các loại,… Tránh đồ ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày như đồ ăn chiên rán, đồ ăn chua cay, đồ ăn nhanh, đồ ăn có chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn,…

– Bỏ thuốc lá.

– Hạn chế uống rượu bia.

– Ngủ đủ giấc, tránh bị căng thẳng quá độ.

– Kiểm soát cân nặng, người béo phì thì nên thực hiện giảm cân.

Với người bệnh viêm dạ dày trào ngược, nội soi là phương pháp mang lại giá trị chẩn đoán cao, xác định đúng tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể lên đúng phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng giải quyết bệnh một cách thuận lợi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *