Viêm dạ dày triệu chứng đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Đây là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ viêm dạ dày cấp tính là 8/1.000 người và mãn tính là 2/10.000 người. Nhiều trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng, chỉ tới khi bệnh nặng mới phát hiện ra. Vì vậy việc nắm rõ các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Viêm dạ dày triệu chứng và các kiến thức cơ bản
1. Bệnh viêm dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày triệu chứng là gì thì cần tìm hiểu về khái niệm của bệnh lý này. Viêm dạ dày là tình trạng xuất hiện viêm sưng ở niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày thường được chia thành hai dạng là:
– Viêm dạ dày cấp tính
– Viêm dạ dày mạn tính
Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan. Nếu để bệnh viêm dạ dày kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa
2. Viêm dạ dày triệu chứng là gì?
Nhiều người băn khoăn không biết triệu chứng viêm dạ dày là gì? Theo các chuyên gia thì viêm dạ dày không phải lúc nào cũng có biểu hiện. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp sẽ có một số đặc điểm:
2.1 Viêm dạ dày triệu chứng là đau tại vùng thượng vị
Đau tại vùng thượng vị là triệu chứng viêm dạ dày điển hình mà nhiều người mắc phải. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn kèm theo nóng rát thượng vị. Các cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn các đồ có tính kích thích dạ dày.
2.2 Ợ hơi, ợ chua
Giai đoạn đầu bệnh mới khởi phát người bệnh thường có triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Nếu gặp phải tình trạng này kéo dài không rõ nguyên nhân bạn cần tới bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
2.3 Mất ngủ, khó ngủ
Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm vì vậy khiến người bệnh tỉnh giấc. Sau khi tỉnh giấc nhiều người bệnh khó ngủ nên không thể ngủ lại khiến xảy ra mất ngủ thường xuyên. Điều này khiến người bệnh suy nhược cơ thể.
2.4 Viêm dạ dày triệu chứng là đầy bụng, khó tiêu
Khi bị loét dạ dày, các vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức sẽ khiến acid dạ dày tăng. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Tình trạng này kéo dài khiến các chức năng của hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.5 Các triệu chứng viêm dạ dày khác
– Nấc cụt kéo dài liên tục và không rõ nguyên nhân
– Chán ăn, cơ thể luôn mệt mỏi, xanh xao
– Rối loạn tiêu hóa kéo dài. Biểu hiện là người bệnh thường bị tiêu chảy, táo bón kéo dài
– Đi ngoài ra phân có màu đen hoặc có lẫn máu
Viêm dạ dày triệu chứng khá đa dạng
3. Các nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày là gì?
Khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày bị sụt giảm hoặc tổn thương sẽ khiến dịch tiêu hóa tấn công niêm mạc gây viêm loét. Có nhiều người nhân gây bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
3.1 Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Tên đầy đủ của chúng là vi khuẩn Helicobacter pylori. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng thường sống trong lớp nhầy của niêm mạc. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn HP sẽ tiết ra độc tố để tấn công dạ dày. Các bác sĩ cho rằng việc dễ phát triển thành bệnh khi nhiễm vi khuẩn HP do lối sống thiếu lành mạnh.
3.2 Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài
Các loại thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs có thể gây ra viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính. Khi uống thuốc trong thời gian dài với liều cao có thể làm giảm các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.
3.3 Tuổi tác
Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn do theo thời gian niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng đi. Bên cạnh đó thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP hoặc rối loạn tự miễn ở người già cũng cao hơn so với thanh niên.
3.4 Sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn
Các đồ uống có cồn, nước ngọt có gas hay các chất kích thích sẽ gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lớp niêm mạc tiếp xúc với acid dịch vị tạo thành các ổ viêm. Đa số những người nghiện rượu thường bị viêm dạ dày cấp tính.
3.5 Căng thẳng (stress)
Căng thẳng là một trong các nguyên nhân gây bệnh. Khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị gây viêm loét dạ dày. Các trạng thái phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng,…dẫn tới viêm dạ dày cấp.
Một số nguyên nhân khác:
– Rối loạn tự miễn: Là hiện tượng cơ thể tự tạo ra kháng thể tấn công chính tế bào niêm mạc mạnh khỏe ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thiết hụt vitamin B12 có thể gây ra rối loạn.
– Các bệnh lý khác như: Bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, HIV/AIDS,…
Tìm hiểu thêm: Dạ dày đau liên tục dai dẳng cảnh báo về bệnh gì?
Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh
4. Những lựa chọn phương pháp trong điều trị viêm dạ dày
Điều trị viêm dạ dày bằng cách nào hiệu quả. Điều này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. . Trường hợp viêm dạ dày cấp do sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, uống rượu thì cần ngưng sử dụng các tác nhân này.
4.1 Sử dụng thuốc trong điều trị
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày:
– Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP. Một liệu trình điều trị thường kéo dài trong 7-14 tuần
– Thuốc ức chế bơm proton: Nhiệm vụ làm giảm tiết acid. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc ở liều cao có thể gây tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương cột sống, xương cổ tay, xương hông
– Thuốc chẹn histamin H2: Giảm lượng acid phóng vào đường tiêu hóa
– Thuốc kháng và trung hòa acid
4.2 Thay đổi lối sống và các biện pháp tại nhà
Bên cạnh điều trị bằng thuốc bạn có thể kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ bệnh mau hồi phục
– Chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày
– Tránh ăn các thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày. Đặc biệt là những thực phẩm: Chua cay, đồ chiên rán, đồ nhiều chất béo
– Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích gây kích thích dạ dày
– Cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm nguy cơ viêm dạ dày
– Hạn chế ăn uống chung, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
– Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày sụt cân có nguy hiểm không?
Mọi người nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày
Qua bài viết mong rằng bạn đã hiểu rõ viêm dạ dày triệu chứng là gì? Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn cần tới bệnh viện thăm khám. Bệnh được chữa càng sớm thì cơ hội chữa khỏi hoàn toàn càng cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.