Viêm dạ dày vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm dạ dày vi khuẩn HP chiếm tới 90% trong tổng số ca bệnh viêm loét dạ dày nói chung. Đây không phải bệnh lý tiêu hóa quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối không thể chủ quan mà cần nhận biết sớm và tiến hành điều trị đúng cách.

Bạn đang đọc: Viêm dạ dày vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

1. Viêm dạ dày vi khuẩn HP là gì?

Viêm loét  dạ dày vi khuẩn HP là bệnh viêm loét dạ dày gây ra bởi nguyên nhân vi khuẩn HP dương tính. Cụ thể, việc vi khuẩn HP xâm nhập và khu trú tại lớp nhầy thành dạ dày lâu ngày sẽ bào mòn dần lớp bảo vệ này do vi khuẩn HP tiết ra độc tố. Khi đó sẽ hình thành nên các tổn thương dạng viêm loét cùng các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Ngoài vi khuẩn HP thì viêm loét dạ dày còn có thể đến từ nguyên nhân lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay chế độ ăn thiếu khoa học, lối sống không điều độ, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Tuy nhiên thì lý do vi khuẩn HP vẫn là phổ biến hơn cả và ảnh hưởng từ nó cũng nguy hiểm hơn hẳn các nguyên nhân khác.

Viêm dạ dày vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.

2. Viêm dạ dày do vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày HP nói riêng sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách từ sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm loét dạ dày lâu năm đã phát triển tới giai đoạn tổn thương mạn tính thì nguy cơ xảy ra các biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng bao tử, thậm chí là ung thư dạ dày.

Đặc biệt, với các trường hợp viêm loét dạ dày do HP gây ra thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn ở những ca viêm loét từ các nguyên nhân các. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Giảm thiểu nguy hiểm từ viêm loét dạ dày HP hiệu quả bằng cách nhận biết sớm, phát hiện sớm bệnh để nhanh chóng điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng về sau.

3. Nhận biết và chẩn đoán viêm loét dạ dày HP

3.1. Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày vi khuẩn HP

Viêm dạ dày HP nói riêng và viêm dạ dày nói chung thường không biểu hiện các triệu chứng điển hình nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, hãy cảnh giác với các triệu chứng sau đây:

– Đau bụng tại vùng thượng vị

– Đau bụng âm ỉ kèm cảm giác nóng rát vùng thượng vị

– Ợ chua, ợ nóng

– Buồn nôn hoặc nôn hết thức ăn sau khi ăn

– Chán ăn, ăn không ngon

– Người hay mệt mỏi và có thể bị sút cân mà không theo chủ đích.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày HP thường không quá điển hình nên nhiều người bệnh có thể chủ quan mà bỏ qua. Viêm loét dạ dày càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng thuận lợi và nhanh chóng.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên hãy chủ động thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp chẩn đoán xác định vi khuẩn HP phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị đau dạ dày

Viêm dạ dày vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Đau bụng thượng vị là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất với bệnh viêm loét dạ dày.

3.2. Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày vi khuẩn HP

Hiện nay, có nhiều phương pháp nhằm xác định vi khuẩn HP dương tính. Thông thường phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:

– Xét nghiệm máu

– Test hơi thở

– Phân tích mẫu phân

– Nội soi dạ dày

Khi đã được chẩn đoán đúng bệnh, nếu xác định là viêm loét dạ dày HP bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết.

4. Điều trị viêm loét dạ dày do HP thực hiện như thế nào?

Nguyên tắc chung trong điều trị viêm loét dạ dày là tập trung vào nguyên nhân bệnh. Chính vì vậy, để điều trị tốt viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc tiêu diệt HP phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Khi tiến hành điều trị loét dạ dày HP bằng thuốc cần đặc biệt lưu ý vì vi khuẩn HP có đề kháng cao với các loại kháng sinh, nên cần lựa chọn đúng nhóm thuốc phù hợp để không xảy ra tình trạng kháng thuốc. Chính vì vậy, người bệnh không được tự ý kê đơn hay sử dụng đơn thuốc của người khác mà cần thực hiện thăm khám chuyên khoa tiêu hóa và làm đúng theo chỉ định thuốc bác sĩ đưa ra.

Điều trị vi khuẩn HP có thể thực hiện theo các phác đồ phổ biến sau đây:

– Phác đồ điều trị theo liệu pháp 3 thuốc

– Phác đồ điều trị theo liệu pháp 4 thuốc

– Phác đồ điều trị nối tiếp

– Phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc có thêm Levofloxacin

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cùng cần kết hợp các yêu cầu về chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện lối sống sinh hoạt nề nếp, dừng việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để mang tới hiệu quả điều trị là tốt nhất.

Viêm dạ dày vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện viêm đại tràng

Điều trị bằng thuốc cho hiệu quả tốt với các trường hợp viêm loét dạ dày HP.

5. Kết luận

Viêm dạ dày vi khuẩn HP rất phổ biến nên cần hiểu rõ về cách nhận biết, phát hiện cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Viêm loét dạ dày sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan mặc kệ bệnh không điều trị hoặc điều trị sai cách.

Thực hiện thăm khám để được điều trị đúng người, đúng bệnh. Bên cạnh đó, việc phòng bệnh hiệu quả cũng cần được quan tâm kể cả khi đã điều trị khỏi viêm loét. Hãy thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng thiết kế khoa học cùng lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *