Viêm đại tràng ăn yến được không và những điều cần lưu ý

Viêm đại tràng ăn yến được không? Nên ăn bao nhiêu là đủ? là những thắc mắc nhiều người quan tâm về loại thực phẩm siêu dưỡng chất này. Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Viêm đại tràng ăn yến được không và những điều cần lưu ý

1. Bệnh viêm đại tràng

Đại tràng (ruột già) là nơi hình thành và đào thải phân cũng như những chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Cũng bởi cơ chế này, đại tràng cũng là nơi rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Trong đó, viêm đại tràng là loại bệnh lý phổ biến hơn cả.

Viêm đại tràng là quá trình niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây ra tổn thương khu trú hoặc lan tỏa với các mức độ khác nhau. Viêm nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ bị kích thích. Trường hợp để lâu không được điều trị, tình trạng viêm trở nặng thành loét và có thể kéo theo những biến chứng như sung huyết và xuất huyết, thậm chí còn có thể hình thành nên những ổ áp-xe nhỏ.

Người bệnh viêm đại tràng cần nhanh chóng thăm khám, nội soi đại tràng khi có chỉ định và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Một trong những yêu cầu quan trọng không thể thiếu đó là chế độ ăn khoa học, lựa chọn đúng những thực phẩm nên ăn và nên kiêng.

Viêm đại tràng ăn yến được không và những điều cần lưu ý

Bệnh viêm đại tràng rất phổ biến và có thể gặp ở nhiều đối tượng.

2. Tìm hiểu vai trò của yến và viêm đại tràng ăn yến được không?

2.1. Tác dụng của yến

Yến là loại thực phẩm quý giá với các giá trị dinh dưỡng thần kỳ đối với sức khỏe khi được bổ sung đều đặn. Thành phần trong yến cung cấp đáng chú ý là hàm lượng cao protein, 18 loại axit amin và cùng hơn 31 nguyên tố đa, vi lượng cần thiết như serine, tyrosine, phenylalanine, aspartic, … Đặt biệt phải kể đến là axit sialic – axit giúp các tế bào miễn dịch phát hiện ra các tế bào xấu và tiêu diệt chúng.

Yến giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng chống lại bệnh tật, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho xương, hô hấp,…

2.2. Giải đáp: Viêm đại tràng ăn yến được không?

Đối với người bị viêm đại tràng có nên ăn yến hay không? Câu trả lời đưa ra là nên ăn. Bởi vì yến mang đến nhiều lợi ích tốt cho đường tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng:

– Yến có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Vì vậy, khi bị bệnh về tiêu hóa, nên bổ sung yến sào để dễ tiêu hóa, tăng cường quá trình hấp thu dinh dưỡng.

– Yến sẽ bồi bổ giúp người bệnh viêm đại tràng đỡ mệt mỏi, đỡ bị suy kiệt.

– Yến giúp khắc phục chứng rối loạn đường ruột, viêm loét đại tràng. Chất threonine trong yến hoạt động như một loại chất giảm đau, chất bôi trơn nhờ đó giúp giảm nhanh các cơn đau ở dạ dày và đại tràng.

– Chất Leucine trong yến giúp làm lành nhanh các vết thương, vết loét ở đường tiêu hóa nhờ đó hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Sa dạ dày là gì? Có biểu hiện như thế nào?

Viêm đại tràng ăn yến được không và những điều cần lưu ý

Tổ yến là thực phẩm tốt cho người bệnh bị viêm đại tràng.

2.3. Viêm đại tràng nên ăn nhiều yến được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Yến có lợi cho người bị viêm dạ dày và đại tràng tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng điều độ sao cho phù hợp. Người bệnh nên ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 5 – 7g tổ yến. Nên sử dụng đều đặn để bồi bổ cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu hóa tốt hơn.

Tuy nhiên, một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng yến như người đang bị sốt, cảm mạo, bị đau đầu, người suy dương, tiểu trong hay một số trường hợp cụ thể được khuyến cáo. Vì vậy, người bệnh viêm đại tràng trong quá trình thăm khám hãy xin lời khuyên từ bác sĩ về việc sử dụng yến đúng cách, hiệu quả.

3. Lưu ý thêm về chế độ ăn cho người bệnh viêm đại tràng

3.1. Viêm đại tràng nên ăn gì?

Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nói chung mà người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung cho cơ thể.

– Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như cơm, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc,…

– Thực phẩm giàu đạm như các loại cá, tôm, cua, thịt nạc, đậu phụ,… giúp hỗ trợ làm lành tổn thương cũng như giảm tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc đại tràng.

– Thực phẩm giàu axit béo omega-3 từ cá hồi, hạt lanh, quả óc chó,… cũng có thể làm giảm triệu chứng bệnh viêm đại tràng.

– Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua để bổ sung thêm lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và kích thích ăn ngon miệng hơn.

– Ăn thêm các loại rau củ như rau ngót, rau muống, su su, su hào,… Rau cung cấp vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại hại khuẩn cho đại tràng.

– Ăn nhiều hoa quả tươi đặc biệt là chuối chín, dưa hấu, táo, thanh long,… Trái cây chứa nhiều vitamin  A, B, K, E và dưỡng chất tốt cho đường ruột, cải thiện tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ở đại tràng, nâng cao sức khỏe của cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.

– Uống đủ nước sẽ hỗ trợ hoạt động trao đổi chất và tiêu hóa được tốt hơn. Mỗi ngày cần uống đều đặn ít nhất 2l nước.

Viêm đại tràng ăn yến được không và những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Người bị trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Người bệnh viêm đại tràng cần ăn uống khoa học, đủ chất.

3.2. Viêm đại tràng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cần lưu ý tránh cả những thực phẩm phổ biến có thể làm gia tăng thêm các triệu chứng ở bệnh viêm đại tràng như:

– Đồ ăn nhiều đường sữa nhất là đường lactose sẽ làm bạn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và bị tiêu chảy.

– Các loại chất kích thích như rượu, bia, trà đặc, cafe,…

– Rau họ cải như bắp cải, cải brussel, bông cải xanh,… có thể gây khó tiêu, đau bụng ở người bệnh viêm đại tràng.

– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, các loại đồ ăn chiên xào qua dầu như khoai tây chiên, gà rán, hamburger, bánh rán,…

– Đồ ăn nhanh, đồ ăn đã được chế biến sẵn có nhiều loại chất phụ gia.

– Người bị đại tràng cũng không nên ăn những loại hải sản mà chưa được nấu chín kỹ.

Như vậy, người viêm đại tràng ăn yến được không, câu trả lời là có. Xây dựng chế độ ăn cân đối dinh dưỡng, thiết kế khoa học sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh cũng như phòng chống bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh viêm đại tràng nên chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa khi cần thiết để được chỉ định điều trị bệnh đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *