Viêm đại tràng mạn bệnh học gây ra biến chứng gì?

Viêm đại tràng mạn bệnh học là tình trạng viêm kéo dài xảy ra tại đại tràng (viêm mạn tính). Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những triệu chứng, biến chứng của bệnh. Bài viết sau đề cập đến nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp thông tin về giải pháp phòng ngừa các biến chứng viêm đại tràng mạn

1. Nguyên nhân và triệu chứng viêm đại tràng mạn

1.1. Viêm đại tràng mạn bệnh học

Tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mạn tính được gọi là viêm đại tràng mạn. Lúc này tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, khiến niêm mạc đại tràng gặp phải các tổn thương khu trú hay lan tỏa.

Viêm đại tràng mạn mức độ nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Mức độ nặng của bệnh sẽ khiến những vết loét xuất hiện, sung huyết, hình thành áp-xe.

Viêm đại tràng mạn bệnh học gây ra biến chứng gì?

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở Việt Nam, tỉ lệ gia tăng nhanh chóng

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh có thể chia viêm đại tràng mạn thành 2 nhóm, gồm viêm đại tràng mạn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

Với viêm đại tràng mạn có nguyên nhân, các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

– Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun tóc, giun đũa, giun kim,… ký sinh tại đại tràng.

– Nhiễm vi trùng (Salmonella, Shigella), nhiễm độc, nhiễm nấm gây viêm đại tràng cấp tính diễn tiến mạn tính.

– Các bệnh lý đại tràng như: Crohn, viêm đại tràng chảy máu, táo bón kéo dài,…

– Thói quen ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng.

Trong khi đó, viêm đại tràng mạn không rõ nguyên nhân thường gặp ở trường hợp viêm đại tràng mạn không đặc hiệu.

1.3. Triệu chứng điển hình khi mắc viêm đại tràng mạn

Viêm đại tràng mạn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh với những triệu chứng như:

– Đau bụng kéo dài: Đau xuất hiện từng cơn, dọc theo khung đại tràng (thường là nửa khung đại tràng trái) và hai hố chậu. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau quặn nhiều lần, giảm đau sau mỗi lần đại tiện. Người bệnh cảm thấy bụng luôn bị trướng, căng tức khó chịu, đặc biệt khu trú dọc khung đại tràng.

– Phân bất thường: Biểu hiện đa dạng, chủ yếu đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, nhiều trường hợp có thể bị táo bón. Các triệu chứng đi kèm gồm: mót rặn, phân có màu, kèm nhầy hoặc không kèm nhầy. Một số người bệnh có thể bị táo bón xen kẽ với đi ngoài phân lỏng. Nhìn chung người bệnh đều không thoải mái sau khi đại tiện do phân không ổn định.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do viêm đại tràng mạn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Người bệnh thường thấy chán ăn, ăn không ngon, ngủ kém, đầy bụng, toàn thân mệt mỏi, hay lo lắng, cáu gắt,… Nhiều trường hợp có thể bị gầy sút, suy nhược rõ ràng, hốc hác.

2. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mạn

Giai đoạn mạn tính của viêm đại tràng khó chữa trị dứt điểm. Nếu không kiểm soát tích cực tình trạng bệnh, viêm đại tràng mạn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tổn hại lớn đến sức khỏe người bệnh.

2.1. Xuất huyết đại tràng do viêm đại tràng mạn bệnh học

Niêm mạc đại tràng bị viêm trong thời gian dài rất dễ dẫn đến loét và xuất huyết. Người bệnh thường xuyên đi ngoài ra máu, phân lẫn máu hoặc chất nhầy. Trường hợp xuất huyết nặng còn có thể gây chảy máu ồ ạt khi đại tiện,

Đây là biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện và xử trí kịp thời. Xuất huyết đại tràng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi, suy kiệt.

Viêm đại tràng mạn bệnh học gây ra biến chứng gì?

Viêm đại tràng mạn có thể gây xuất huyết đại tràng, dẫn đến tình trạng thiếu máu

2.2. Giãn đại tràng

Khi mắc viêm đại tràng mạn tính, người bệnh thường xuyên bị rối loạn đại tiện. Hậu quả của tình trạng này là đại tràng luôn phải co thắt liên tục và vận động quá mức. Đại tràng có thể bị giãn, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa.

2.3. Thủng đại tràng

Tình trạng viêm kéo dài khiến các vết loét ngày càng nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến thủng đại tràng. Biến chứng này có thể dẫn đến viêm phúc mạc đặc biệt nguy hiểm. Người bệnh cần được can thiệp điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

2.4. Ung thư đại tràng

Số liệu thống kê cho thấy khoảng 20% trường hợp viêm đại tràng mạn bệnh học biến chứng ung thư đại tràng. Đây là bệnh lý ung thư nguy hiểm do triệu chứng mờ nhạt, khó phát hiện, tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh viêm đại tràng mạn cần lưu ý chủ động tầm soát ung thư đại tràng để ngăn ngừa biến chứng trầm trọng này.

Viêm đại tràng mạn bệnh học gây ra biến chứng gì?

Viêm đại tràng mạn có thể tiến triển ung thư đại tràng nếu không được điều trị

3. Giải pháp ngăn ngừa biến chứng viêm đại tràng mạn

Viêm đại tràng mạn rất khó điều trị. Chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Đồng thời, liệu trình điều trị cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

3.1. Tuân thủ phác đồ điều trị viêm đại tràng mạn

Mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng viêm đại tràng mạn, phòng tránh các biến chứng. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể và tình hình sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị nội khoa toàn diện, phù hợp.

Để điều trị viêm đại tràng mạn, người bệnh thường được chỉ định kết hợp thuốc phục hồi tổn thương đại tràng và loại trừ nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa tái phát. Các loại thuốc thường dùng bao gồm: thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng; các loại thuốc chống ký sinh trùng, chống nấm; thuốc chống loạn khuẩn; chống tiêu chảy; thuốc giảm đau và chống co thắt;…

Nguyên tắc chung trong điều trị viêm đại tràng mạn là kết hợp phác đồ nội khoa với chế độ sinh hoạt – ăn uống lành mạnh. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ các yếu tố dưới đây.

3.2. Chế độ dinh dưỡng

– Nên sử dụng các loại thực phẩm thân thiện với đại tràng như: gạo, thịt nạc, cá, các loại rau xanh, trái cây, sữa không có lactose,…

– Hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa (như thịt mỡ, trứng,….), đồ xào rán.

– Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống (như tiết canh, rau sống, gỏi,…) vì chúng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây hại.

– Rượu bia, nước ngọt có ga, các chất kích thích cũng cần được loại bỏ khỏi thực đơn của người bệnh viêm đại tràng mạn.

3.3. Chế độ sinh hoạt

– Tránh căng thẳng, nên điều hòa tâm trạng bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng các hoạt động giải trí, thư giãn.

– Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như sức khỏe đường tiêu hóa. Điều này vừa thúc đẩy quá trình hồi phục, chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời cải thiện tâm trạng cho người bệnh. Người bệnh viêm đại tràng mạn được khuyến nghị các môn thể dục, thể thao như: đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,…

Viêm đại tràng mạn bệnh học nếu không được điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khó lường. Các biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng sống mà còn cả tính mạng của người bệnh. Do đó việc điều trị viêm đại tràng mạn cần được tiến hành kịp thời và tích cực.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *