Viêm đại tràng: Phân loại, chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng là vấn đề tiêu hóa thường gặp với khoảng 20% dân số Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, phần lớn người dân do chưa có nhận thức đúng đắn về tình trạng này, khiến bệnh khi được phát hiện thường đã ở giai đoạn tăng nặng, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Viêm đại tràng: Phân loại, chẩn đoán và điều trị

1. Khái niệm viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện các tổn thương khu trú hoặc lan tỏa với các mức độ khác nhau. Viêm đại tràng mức độ nhẹ có thể dẫn đến niêm mạc kém bền vững, dễ chảy máu. Viêm nặng hơn có thể xuất hiện các vết loét, xung huyết, xuất huyết, thậm chí hình thành các ổ áp-xe nhỏ. 

Thức ăn sau khi được hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non sẽ được đẩy xuống ruột già. Tại đây, ruột già làm nhiệm vụ hấp thu nước một lần nữa và đẩy các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Ruột già còn được gọi với tên khác là đại tràng. 

Viêm đại tràng: Phân loại, chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến nhưng việc phòng ngừa và điều trị vẫn chưa được thực hiện đúng cách.

2. Phân loại bệnh

2.1 Viêm đại tràng cấp tính

Là giai đoạn bệnh khởi phát, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, viêm đại tràng cấp tính có thể tiến triển mãn tính. 

Nguyên nhân viêm cấp tính được xác định là do người bệnh bị nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Lúc này, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như: 

Đau bụng: Tính chất các cơn đau do viêm đại tràng cấp tính thường sẽ khác nhau tùy vào tác nhân gây bệnh cụ thể. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở từng đoạn đại tràng, đau từng cơn hay đau quặn thắt bụng… Đây cũng là triệu chứng giúp nhận biết sớm bệnh viêm đại tràng.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày sụt cân có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng: Phân loại, chẩn đoán và điều trị

Đau bụng là triệu chứng giúp nhận biết sớm bệnh viêm đại tràng.

Tiêu chảy: Xảy ra với hầu hết các trường hợp viêm đại tràng. Phân đi ra thường lỏng, nước, đôi khi lẫn máu. Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đi xong vẫn không cảm thấy thoải mái. 

Ăn không ngon, sút cân đột ngột: Hầu hết người bệnh mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa đều có thể gặp phải cảm giác chán ăn. Lâu ngày có thể khiến bệnh nhân suy kiệt, xuống cân nhanh chóng. 

Sốt: Một số ít các trường hợp, người bị viêm đại tràng cấp tính còn kèm theo sốt và buồn nôn. 

Trên đây là những biểu hiện chung của tình trạng viêm đại tràng cấp tính. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây viêm mà biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh.

2.2 Viêm đại tràng mãn tính 

Ở giai đoạn này, các ổ viêm phát triển nghiêm trọng hơn và gây ra một loạt các tổn thương thực thể với những mức độ khác nhau như gây loét, xuất huyết, áp xe… Người mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể do viêm cấp tính phát triển lên hoặc viêm mãn tính không rõ nguyên nhân (không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể).

Dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính cũng tương tự như viêm cấp tính. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt người bệnh cần chú ý:

Đau bụng: Thay vì các cơn đau rõ ràng như viêm cấp tính, đau do viêm đại tràng mãn tính thường âm ỉ. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau dọc theo khung đại tràng hoặc hai hố chậu.

Đại tiện bất thường: Có trường hợp người bệnh đi tiêu lỏng kèm triệu chứng đau bụng. Trường hợp khác đau bụng lại đi kèm với táo bón. Trường hợp rối loạn đại tiện (tiêu lỏng xen kẽ với táo bón) cũng được ghi nhận. Triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh.

Suy nhược cơ thể: Đại tràng bị tổn thương lâu ngày khiến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Người bệnh khi không đủ chất dễ bị suy nhược, mệt mỏi, gầy gò,…

3. Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng 

Bệnh viêm đại tràng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đời sống người bệnh. Sớm tiến hành thăm khám và điều trị sẽ giúp bạn chấm dứt những đau đớn, mệt mỏi, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: giãn, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư đại tràng…

3. 1 Chẩn đoán bệnh 

Sau khi khai thác bệnh sử, thói quen sinh hoạt, triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp với từng bệnh nhân. Các phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng bao gồm: Nuôi cấy phân để xác định vi khuẩn, nội soi đại trực tràng (có thể kết hợp sinh thiết) để xác định nguyên nhân gây bệnh, chụp X-quang đại tràng có thuốc cản quang…

3. 2 Điều trị nội khoa bệnh viêm đại tràng

Sau khi có chẩn đoán, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phác đồ phù hợp kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. 

Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) được ưu tiên trong điều trị bệnh giai đoạn nhẹ và vừa. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: thuốc giảm đau, chống co thắt; thuốc cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn; thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng; chất điện giải giúp bồi hoàn nước trong trường hợp bệnh nhân mất nước nhiều do tiêu chảy.

Viêm đại tràng: Phân loại, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Ợ chua có nguy hiểm không? Chẩn đoán và cách khắc phục

Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

4.2 Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, dùng thuốc vẫn không đem lại hiệu quả, phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên do phương pháp điều trị này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ruột, phẫu thuật sẽ chỉ được thực hiện trong tình huống cần thiết nhất. 

Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng luôn cần lưu ý đến việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế phẩm từ sữa…; ăn chín uống sôi; tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; duy trì vận động thể lực hàng ngày…

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao tại Việt Nam. Do đó, để tránh các hậu quả do căn bệnh này gây nên, người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế bất cứ khi nào phát hiện các triệu chứng bất thường tại đường tiêu hóa. Ngoài ra, khám sức khỏe tiêu hóa tổng quát cũng giúp tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh ngay ở giai đoạn sớm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh dứt điểm và dự phòng các biến chứng. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *