Viêm đại tràng xuất huyết là hiện tượng khiến rất nhiều người bị đại tràng hoang mang và lo lắng. Vậy bệnh viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không, điều trị thế nào. Tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?
1. Giải đáp viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn ở lớp niêm mạc và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau tức, chướng bụng, đại tiện rối loạn… Tình trạng xuất huyết xảy ra khi vùng niêm mạc chịu tổn thương nặng nề, chảy máu nhiều lần. Khi thấy màu phân đỏ tươi và xảy ra nhiều lần thì việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng. Bệnh nhân cần chỉ định ngoại khoa để tránh tình trạng nhiễm trùng máu, mất máu… nguy hiểm đến tính mạng.
Có thể thấy, bệnh viêm đại tràng nếu xuất huyết thời gian dài với số lượng máu càng nhiều thì rất nguy hiểm. Khi đó cần nhanh chóng cấp cứu ngay.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như:
– Đại tràng phình giãn: Xảy ra khi tình trạng viêm loét diễn ra nặng nề, trên toàn bộ niêm mạc đại tràng. Đại tràng phình giãn khiến nguy cơ thủng đại tràng là rất cao.
– Thủng đại tràng: người bệnh thủng đại tràng phải cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
– Ung thư đại tràng: Viêm loét chảy máu có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao. Cần điều trị và theo dõi thường xuyên, sinh thiết nếu có nghi ngờ.
2. Viêm đại tràng xuất huyết xử trí như thế nào?
Cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để có phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị như sau:
– Viêm đại tràng lần đầu, chưa từng điều trị: Sử dụng 1 loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đánh giá đáp ứng của cơ thể sau 10 – 15 ngày.
– Viêm đại tràng tiến triển nặng, đang điều trị: Kết hợp các loại thuốc và theo dõi điều trị thường xuyên.
– Viêm đại tràng tái phát sau thời gian điều trị: Điều trị lại từ đầu với loại thuốc khác.
– Viêm đại tràng kết hợp tổn thương trực tràng: Kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ như viên đặt hậu môn, thuốc thụt tháo.
2.1. Viêm đại tràng xuất huyết điều trị bằng thuốc
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng bằng thuốc chỉ nhằm hạn chế diễn tiến bệnh, khắc phục các triệu chứng cấp tính. Thuốc không thể chữa dứt điểm bệnh đại tràng và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa, cân bằng cuộc sống và khám sức khỏe định kỳ. Khi tổn thương chưa lan rộng thì điều trị bằng thuốc càng hiệu quả.
– Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
– Nếu viêm đại tràng gây xuất huyết nặng cần truyền máu cho bệnh nhân.
– Kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn và ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không lựa chọn thực phẩm cay nóng, đồ sống, đồ nhiều dầu…
– Viêm đại tràng chảy máu nhẹ: Nên ăn thức ăn mềm, hạn chế đồ cứng và chất xơ.
– Viêm đại tràng xuất huyết nặng: Nhập viện điều trị. Nhịn ăn hẳn và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bằng đạm, axit béo, đường… đảm bảo đủ calo mỗi ngày. Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết nếu dùng thuốc kéo dài. Tùy triệu chứng cụ thể mà dùng các loại thuốc bổ sung như thuốc giảm cơ thắt, thuốc bọc niêm mạc.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa
2.2. Điều trị viêm đại tràng xuất huyết bằng ngoại khoa
Cắt toàn bộ đại tràng được chỉ định trong những trường hợp sau:
– Biến chứng thủng đại tràng
– Đại tràng bị phình giãn và nhiễm độc
– Chảy máu không thể can thiệp bằng thuốc
– Có dấu hiệu ung thư
3. Lưu ý cho người bệnh viêm đại tràng xuất huyết
Sau khi điều trị bằng thuốc có diễn biến tích cực, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng nhằm ngăn ngừa tái phát bệnh.
– Dinh dưỡng hợp lý: Cần kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Thức ăn nên ở dạng lỏng hoặc mềm, có lợi cho tiêu hóa. Hạn chế đồ chiên rán, bổ sung chất xơ nhiều hơn. Tốt nhất nên tránh xa chất kích thích và các đồ uống có cồn khác.
– Chế độ sinh hoạt điều độ: Giữ cho tâm trạng bản thân tốt cũng là yếu tố tích cực đẩy lui bệnh đại tràng. Cân bằng công việc, tránh suy nghĩ quá nhiều, giữ tinh thần khỏe mạnh.
– Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên: Không nên ngồi 1 chỗ mà cần vận động hằng ngày. Giuwx cơ thể khỏe mạnh, tích cực bằng cách tập thể dục, rèn luyện cơ thể. Việc trao đổi chất sẽ được tăng cường khi cơ thể vận động điều độ, hạn chế táo bón.
– Tái khám đúng hẹn: Sau khi xác định khỏi bệnh, vẫn cần tái khám theo lịch để kiểm tra sức khỏe của mình. Nếu có các biểu hiện bất thường như phân có máu, đau bụng… thì cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ. Cần tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng 6 tháng/ 1 lần để phát hiện các yếu tố tái phát bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nuốt nghẹn đau cổ có nguy hiểm không và cách chẩn đoán
Viêm đại tràng xuất huyết cần chú ý đến việc điều trị bằng thuốc kết hợp dinh dưỡng và sinh hoạt. Người bệnh cần kiên nhẫn tuân thủ chỉ dẫn điều trị bệnh để chóng lành. Tuyệt đối không vội vàng và tin vào các phương pháp dân gian hay truyền miệng chưa được kiểm chứng. Khi đó tình trạng sẽ kéo dài và trầm trọng hơn, thậm chí là thủng đại tràng.