“Viêm đại trực tràng là gì” luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm đại trực tràng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ung thư đại trực tràng là biến chứng trầm trọng nhất của bệnh.
Bạn đang đọc: Viêm đại trực tràng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
1. Viêm đại trực tràng là gì?
Viêm đại trực tràng là tình trạng viêm mãn tính của đại tràng và trực tràng. Hiện tượng viêm theo thời gian có thể dẫn đến những vết loét. Ở những vết loét sẽ xuất hiện mủ và chất nhầy. Bệnh có thể dẫn tới hiện tượng đau bụng và rối loạn đại tiện.
Viêm đại trực tràng và bệnh Crohn có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, vì đều được gọi là bệnh viêm ruột. Bệnh này ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và cả nam lẫn nữ đều có thể mắc. Trong đó đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất là ở những người từ 15 – 35 tuổi hoặc trên 60 tuổi.
Viêm đại trực tràng được phân thành 5 loại dựa vào các vị trí khác nhau:
– Viêm trực tràng: là hiện tượng tổn thương ở trực tràng.
– Viêm trực tràng và đại tràng sigma: là hiện tượng tổn thương từ trực tràng đến giữa đại tràng sigma.
– Viêm đại tràng trái: là tình trạng tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.
– Viêm đại tràng phải: từ trực tràng lên tới đại tràng góc gan bị tổn thương.
– Viêm đại tràng toàn bộ: từ trực tràng đến manh tràng, có thể có cả phần cuối ruột non bị tổn thương.
2. Nguyên nhân gây viêm đại trực tràng là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh viêm đại trực tràng:
– Bệnh viêm trực tràng có thể xem như hậu quả của việc ăn uống kém vệ sinh. Đây là lý do khiến đại tràng bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại. Điển hình như các vi khuẩn: salmonella, shigella và campylobacter.
– Cũng có thể bị viêm do nhiễm các loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như: bệnh lậu, herpes sinh dục và chlamydia,… Các vi khuẩn này có thể khiến cho lớp niêm mạc trực tràng bị kích ứng dẫn tới bị viêm.
– Nguyên nhân có thể từ các căn bệnh như viêm ruột, bệnh ung thư trực tràng, viêm đại tràng, bệnh Crohn…
– Sử dụng các loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh bừa bãi. Điều này có thể khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương dẫn đến viêm trực tràng.
Bên cạnh đó nguyên nhân cũng có thể đến từ một chế độ ăn uống không hợp lý. Ngoài ra việc sử dụng quá nhiều chất kích thích (như bia rượu) cũng có thể gây kích ứng mạnh mẽ ở trực tràng. Từ đó, trực tràng có nguy cơ bị tổn thương và viêm nhiễm.
3. Các triệu chứng của bệnh viêm đại trực tràng là gì?
Một số dấu hiệu cơ bản có thể giúp việc phát hiện bệnh nhanh và hiệu quả hơn như:
– Xuất hiện các cơn đau thường xuyên ở vùng bụng. Vị trí thường đau là ở phía bên trái và ở khu vực trực tràng.
– Bị tiêu chảy, mót rặn thường xuyên, đi ngoài nhiều lần.
– Trong phân có máu hoặc chất nhày, đi kèm hiện tượng xuất tiết từ vết viêm trong lòng trực tràng.
– Khi đi cầu có cảm giác nóng và đau rát ở hậu môn. Do ảnh hưởng của dịch tiết, người bệnh có cảm giác ngứa hoặc bị tróc da quanh hậu môn.
– Chướng căng ở phần bụng dưới, đồng thời người bệnh ăn uống không ngon miệng.
4. Bệnh viêm đại trực tràng có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc “viêm đại trực tràng là gì?”, nhiều người cũng quan tâm là bệnh này có nguy hiểm hay không. Bệnh viêm đại trực tràng nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Điển hình như việc vết loét có khả năng ăn sâu hơn vào niêm mạc, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là các biến chứng thường xuất hiện của bệnh viêm đại trực tràng:
4.1. Xuất huyết đại trực tràng
Người bệnh bị viêm loét trực tràng và viêm đại trực tràng, có thể điều trị ngắn hạn định kỳ bằng cách uống thuốc và kết hợp chế độ ăn uống. Việc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng thường ít khi xảy ra ở bệnh này. Tuy nhiên với tình trạng viêm rộng hơn và mất máu từ ruột bị viêm có thể dẫn đến thiếu máu. Hiện tượng này có thể phải điều trị bằng bổ sung sắt hoặc tiến hành truyền máu.
Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Nó có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác như thần kinh, nội tiết, tim mạch, sinh dục…
4.2. Giãn đại tràng do viêm đại trực tràng là gì?
Giãn đại tràng xảy ra với trường hợp tình trạng viêm trở nên rất nghiêm trọng. Cụ thể là hiện tượng đại tràng bị dãn nở và kích thước lớn dẫn đến giãn đại tràng cấp tính. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị giảm cân, đau bụng, sốt, mất nước, chướng bụng và suy dinh dưỡng. Người bệnh cần kịp thời dùng thuốc để ngăn ngừa thủng đại tràng.
4.3. Thủng đại tràng
Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của viêm đại trực tràng. Tình trạng này có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc và nguy cơ tử vong rất cao. Đặc biệt nguy cơ tăng lên với người cao tuổi. Khi bị thủng đại tràng người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: “Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng
4.4. Ung thư đại trực tràng
Một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng – trực tràng là tình trạng ung thư đại tràng. Sau 8 – 10 năm mắc bệnh, nguy cơ ung thư bắt đầu tăng. Nguy cơ ung thư sẽ tùy thuộc vào vị trí viêm. Ở những các bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng thì nguy cơ ung thư không đáng kể. Với trường hợp bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại trực tràng tỉ lệ ung thư là cao nhất.
Vậy nên những người viêm loét đại trực tràng nên đi kiểm tra định kỳ để theo dõi sự phát triển của bệnh. Khi phát hiện những thay đổi tiền ung thư thì nên tiến hành phẫu thuật có thể cần thiết. Mục đích của việc làm này là nhằm ngăn ngừa ung thư đại trực tràng một cách tốt nhất.
5. Chẩn đoán bệnh viêm đại trực tràng
Các bác sĩ sẽ dựa vào các phương pháp chẩn đoán sau để có thể đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh:
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Đối với bệnh viêm đại trực tràng thường có các triệu chứng lâm sàng như: đại điện phân có nhầy máu, đau bụng… Các dấu hiệu này có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Đồng thời, khi bệnh diễn biến phức tạp có thể kèm theo các biểu hiện khác. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như: đại tiện chỉ toàn máu mà không có phân. Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện triệu chứng sốt, protein máu giảm, từ đó đẫn đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng khi người bệnh đại tiện có máu hơn 6 lần trong 1 ngày. Tình trạng này bắt đầu diễn ra nhiều hơn vào ban đêm. Ngoài ra nó còn kèm theo một số biểu hiện đi kèm như hạ huyết áp, bụng trướng, nhịp tim nhanh, sốt cao.
5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng viêm đại trực tràng là gì?
Để kết luận chính xác bệnh viêm đại trực tràng, các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành thêm một số phương pháp chuẩn đoán cận lâm sàng.
Phương pháp chẩn đoán phổ biến hàng đầu là nội soi toàn bộ đại trực tràng. Thủ thuật này sẽ giúp bác sĩ xác định được giai đoạn và mức độ của bệnh.
– Giai đoạn 0: Hình ảnh niêm mạc có nhạt màu. Các mạch máu ở dưới niêm mạc mỏng.
– Giai đoạn 1: Niêm mạc bắt đầu trở nên sần sùi. Qua hình ảnh chỉ thấy 1 phần của mạch máu.
– Giai đoạn 2: Các nếp ngang ở niêm mạc dần bị mất. Xuất hiện các ổ loét, khi đèn chạm phải dễ chảy máu.
– Giai đoạn 3: Xung huyết ở niêm mạc. Có hiện tượng phù nề, chảy máu niêm mạc, xuất hiện các ổ loét lớn tự phát.
Bên cạnh phương pháp nội soi đại – trực tràng, bác sĩ có thể chỉ định một số chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác như:
– Chụp khung đại tràng;
– CT Scan;
– Xét nghiệm máu.
>>>>>Xem thêm: Bệnh xoắn ruột ở trẻ em
6. Các lưu ý cho người bệnh viêm đại trực tràng
Khi bị viêm đại trực tràng người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, ít chất xơ. Đồng thời người bệnh nên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, hạn chế được tình trạng chậm trễ trong điều trị. Việc điều trị muộn sẽ gây khó khăn và tốn kém hơn trong quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế căng thẳng, stress quá mức. Nên để tâm lý thoải mái, tích cực thư giãn, nói không với các chất kích thích và uống đủ nước mỗi ngày.
Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi viêm đại trực tràng là gì. Bài viết đã cung cấp thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và các ảnh hưởng của bệnh. Khi có triệu chứng bất thường, bạn cần thăm khám ngay với bác sĩ tiêu hóa để được điều trị kịp thời và hiệu quả.