Viêm đại trực tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Viêm đại trực tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vậy viêm đại trực tràng là gì? Cách điều trị và phòng tránh bệnh lý này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Viêm đại trực tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

1. Thế nào là viêm đại trực tràng?

Đại trực tràng là một bộ phận của hệ tiêu hóa, nơi chứa đựng các thức ăn dư thừa, không được hấp thu trước khi đưa ra ngoài cơ thể. Đây là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và rất dễ xảy ra các tổn thương, phổ biến nhất là các bệnh viêm, loét…

Viêm đại trực tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa tại lớp niêm mạc đại trực tràng với nhiều mức độ khác nhau như: Niêm mạc kém bền vững, dễ chảy máu, xung huyết, xuất huyết, loét, hoặc áp-xe đại trực tràng…

Viêm đại trực tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Niêm mạc đại trực tràng ở người bệnh viêm loét đại trực tràng

Các vết viêm loét đại trực tràng cấp tính có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như giãn đại trực tràng, thủng đại tràng, ung thư đại trực tràng,… Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ trở thành thể mạn tính nguy hiểm tới sức khỏe.

2. Nguyên nhân viêm đại trực tràng

2.1. Nguyên nhân viêm đại trực tràng cấp tính

Viêm đại trực tràng cấp tính là tình trạng bệnh diễn biến nhanh, tồn tại trong thời gian ngắn, do các nguyên nhân sau gây ra:

– Di ứng hoặc ngộ độc thức ăn.

– Ăn hoặc uống phải thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh như: Amip, giun đũa, giun tóc, giun kim, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lao, nấm,…

– Có các bệnh lý tự miễn.

– Stress, căng thẳng đầu óc.

– Các bệnh táo bón, khó tiêu…

– Sử dụng kháng sinh kéo dài.

2.2. Nguyên nhân viêm đại trực tràng mạn tính

Bệnh viêm đại trực tràng mạn tính tồn tại cả hai thể, gồm thể có nguyên nhân rõ ràng và thể không rõ ràng.

– Thể mạn tính rõ nguyên nhân thường xuất hiện sau nhiều đợt cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm độc… nhưng không được điều trị dứt điểm.

– Thể mạn tính không rõ nguyên nhân thường là tình trạng viêm không đặc hiệu.

3. Triệu chứng

Tương ứng với hai dạng nguyên nhân viêm đại trực tràng, các triệu chứng viêm đại trực tràng cũng phân thành 2 nhóm cấp và mạn tính.

3.1. Triệu chứng thể cấp tính của viêm đại trực tràng là gì?

– Đau bụng, chủ yếu là đau thắt bụng dưới, đau quặn từng cơn.

– Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng có lẫn máu và chất nhầy, số lần đi đại tiện có thể không đếm được nhưng mỗi lần chỉ đi tiêu một ít phân.

– Người bệnh mất nước, điện giải, mệt mỏi, gầy sút nhanh.

3.2. Triệu chứng thể mạn tính viêm đại trực tràng là gì?

– Tiêu chảy và đau bụng: Người bệnh đau bụng từng cơn, buồn đại tiện, hết đau sau khi đi đại tiện, mỗi ngày 3 – 4 lần thường vào buổi sáng, ít vào buổi chiều và yên ổn về đêm. Hầu hết phân không thành khuôn, phân lỏng, nhầy.

– Táo bón và đau bụng: Người bệnh gặp táo bón, phân khô, ít và cứng, có kèm theo đau bụng.

– Táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau từng đợt: Người bệnh gặp tình trạng táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau, diễn biến nhiều năm, bụng thường đầy hơi.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm máu phát hiện ung thư dạ dày không?

Viêm đại trực tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Triệu chứng điển hình của viêm đại trực tràng là gì?

4. Điều trị viêm đại trực tràng

Điều trị tình trạng bệnh viêm đại trực tràng sẽ dựa trên nguyên tắc:

– Điều trị càng sớm càng tốt.

– Xác định sớm nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ phù hợp.

– Duy trì chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp.

– Sử dụng biện pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy từng bệnh nhân.

4.1. Phương pháp điều trị nội khoa

Các phương pháp nội khoa hay được sử dụng cho bệnh nhân viêm loét đại trực tràng gồm:

– Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc điều trị ký sinh trùng.

– Dùng thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy.

– Bù nước và chất điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy để chống trụy tim mạch.

4.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp viêm đại trực tràng thể nặng và đang trong tình trạng cấp cứu, gặp nguy hiểm, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại tràng.

Viêm đại trực tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán ngộ độc thức ăn tinh thần người bệnh mệt mỏi

Điều trị viêm đại trực tràng

4.3. Phương pháp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa, người bệnh có thể điều trị tích cực bằng việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

– Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Khi bệnh nhân gặp tình trạng tiêu chảy cần giảm thức ăn chứa chất béo, tăng chất xơ, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.

– Khi bị tiêu chảy giảm bớt chất xơ thể tránh tổn thương thành ruột, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp.

– Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa vì trong các sản phẩm này có đường rất khó tiêu và chất đạm trong sữa có thể gây dị ứng.

– Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau làm tăng nguy cơ xuất huyết đại trực tràng như: Aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene…

5. Phòng ngừa bệnh viêm đại trực tràng

Để phòng ngừa bệnh viêm đại trực tràng được hiệu quả, người bệnh cần chú ý các biện pháp sau đây.

5.1. Lối sống, sinh hoạt

– Vệ sinh môi trường, vệ sinh không gian sống sạch sẽ.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Hạn chế ăn các loại thực phẩm như: Tiết canh, gỏi cá, gỏi tôm, rau sống, nem chua….

– Xử lý chất thải người bệnh đúng cách, không để vương vãi, phải cho vào hố xí có chất sát khuẩn mạnh, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi.

– Thực hiện định kỳ tẩy giun sán sau mỗi 6 tháng.

– Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

– Điều trị tích cực khi mắc lao phổi.

– Thường xuyên vận động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

5.2. Dinh dưỡng, ăn uống

– Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các vitamin và khoáng chất.

– Không dùng các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

– Hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh, bạn cũng nên thường xuyên quan tâm, lưu ý đến các thay đổi bất thường của cơ thể mình, từ đó có cơ sở để điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã đưa đến bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan đến bệnh viêm đại trực tràng, giúp bạn đọc hình dung được cơ bản bệnh viêm đại trực tràng là gì và điều trị như thế nào. Hệ thống y tế Thu cúc với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ tiêu hóa giỏi cùng với các máy móc hiện đại, đảm bảo khả năng khám và điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *