Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là tình trạng y tế mà trong đó, trẻ bị nhiễm trùng niêm mạc đường hô hấp trên. Đây là bệnh lý phổ biến nhất trẻ có thể gặp trong những năm đầu đời. Bởi thế, hiểu tường tận về nó là nhiệm vụ bố mẹ nhất định phải hoàn thành. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ các hình thái cơ bản, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm đường hô hấp trên, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em: Những điều bố mẹ phải biết
1. Viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ trên bao gồm những hình thái gì?
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Sự phối hợp hoạt động của các bộ phận này giúp không khí được lọc, làm ấm và làm ẩm trước khi đi vào cơ thể. Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ có nhiều hình thái, tùy thuộc vào vị trí phát sinh tình trạng nhiễm trùng. Sau đây là một số hình thái phổ biến của viêm đường hô hấp trên: Viêm mũi (tiếng Anh là Rhinitis); viêm họng (tiếng Anh là Pharyngitis); viêm amidan (tiếng Anh là Tonsillitis); viêm xoang (tiếng Anh là Sinusitis); viêm thanh quản (tiếng Anh là Laryngitis).
Các hình thái trên của viêm đường hô hấp trên có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp.
2. Khi nào trẻ được xác định là có khả năng bị viêm đường hô hấp trên?
Dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên có thể thay đổi tùy thuộc hình thái bệnh lý cụ thể mà trẻ có. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu viêm đường hô hấp trên, trẻ thường:
– Sốt: Viêm đường hô hấp trên thường đi kèm sốt, đặc biệt là nếu phát sinh do vi khuẩn.
Viêm đường hô hấp trên thường đi kèm sốt, đặc biệt là nếu phát sinh do vi khuẩn.
– Chảy mũi: Trẻ có thể chảy mũi, nhất là khi trẻ viêm mũi dị ứng.
– Ho: Ho đờm hoặc không. Đây là phản ứng tự nhiên, giúp cơ thể loại bỏ tác nhân gây bệnh.
– Đau họng, khó nuốt: Triệu chứng này đặc biệt rõ rệt khi trẻ viêm họng.
– Khàn tiếng: Nếu thanh quản bị ảnh hưởng, trẻ có thể khàn tiếng và nói khó khăn.
– Đau đầu: Có thể xuất hiện khi trẻ viêm mũi hoặc viêm xoang.
– Mệt mỏi: Trẻ mệt mỏi, không có nhiều năng lượng như bình thường.
– Biếng ăn, khó ngủ: Trẻ ăn kém và thậm chí là ngủ kém, quấy khóc.
3. Do đâu mà trẻ bị viêm đường hô hấp trên?
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý này:
– Virus: Virus thường là nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Trong đó, phổ biến nhất là Rhinovirus, Adenovirus, Influenza Virus, Respiratory Syncytial Virus (RSV) và Human Metapneumovirus (hMPV).
– Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn cũng có thể gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Ví dụ như Streptococcus Pyogenes (gây viêm họng và viêm amidan), Mycoplasma Pneumoniae (gây viêm phổi) và Haemophilus Influenzae (gây viêm đường hô hấp nói chung).
– Dị nguyên: Các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc… có thể gây viêm mũi ở người có cơ địa dị ứng.
– Chất thải sinh hoạt và công nghiệp: Hóa chất, bụi công nghiệp, bụi sinh hoạt, khói thuốc lá… đều có thể kích thích, gây tổn thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Ngoài các nguyên nhân trên, viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ cũng có thể phát sinh do nấm, thường là Candida và Aspergillus. Ngoài nấm, ký sinh trùng như Toxoplasma Gondii, Strongyloides Stercoralis, Giardia Lamblia… cũng là một nguyên nhân khiến trẻ viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, chỉ những trẻ miễn dịch yếu, trẻ có bệnh tự miễn, trẻ đang điều trị các bệnh lý khác bằng corticosteroid hay trẻ sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm nặng nề mới có thể bị tác động bởi chúng.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 9 tháng biếng ăn: Nguyên nhân và giải pháp giúp con ăn ngon hơn
Candida là loại nấm gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ phổ biến nhất.
4. Viêm đường hô hấp trên có biến chứng không?
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ có thể biến chứng. Dưới đây là các biến chứng phổ biến nhất của bệnh lý này:
– Co giật: Trong thời gian viêm đường hô hấp trên, một số trẻ có thể co giật do sốt cao.
– Mất nước, mất muối: Trẻ sốt cao, nôn nhiều trong thời gian viêm đường hô hấp trên, có thể dẫn mất nước, mất muối, trụy mạch và thậm chí là tử vong.
– Viêm phổi: Nhiễm trùng lan xuống phổi có thể gây viêm phổi.
– Suy hô hấp: Trong một số trường hợp, viêm đường hô hấp trên có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc thở, đặc biệt là nếu nhiễm trùng lan xuống phế quản và phổi.
– Viêm màng ngoài tim: Nhiễm trùng trong một số hình thái của viêm đường hô hấp trên có thể lan đến màng ngoài tim, gây viêm màng ngoài tim.
5. Thăm khám và điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ như thế nào?
5.1. Thăm khám viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Khi có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, trẻ cần thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng như nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở, các phản ứng của trẻ với ánh sáng và âm thanh. Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ như xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng, chụp X-quang để đánh giá cụ thể tình trạng đường hô hấp trên của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?
Bác sĩ sẽ kiểm tra nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, các phản ứng với ánh sáng và âm thanh.
5.2. Những lưu ý quan trọng trong điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh lý và các triệu chứng mà trẻ đang trải qua. Dưới đây là các lưu ý quan trọng trong điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ:
– Điều trị triệu chứng: Sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen dưới sự giám sát của bác sĩ để hạ sốt, giảm đau. Sử dụng nước muối sinh lý để súc họng và vệ sinh mũi để hạn chế triệu chứng ho, đau họng, chảy mũi. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước, để cơ thể trẻ chiến đấu hiệu quả, chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Điều trị nguyên nhân: Dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng phát sinh do vi khuẩn. Trong trường hợp nhiễm trùng phát sinh do virus, hầu hết trẻ chỉ cần điều trị triệu chứng. Trẻ viêm mũi dị ứng cần dùng thuốc chống dị ứng để cải thiện tình trạng nhiễm trùng.
– Theo dõi triệu chứng: Theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng.
Phía trên là những điều bố mẹ phải biết về viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh lý hết sức phổ biến này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.