Viêm đường tiết niệu cấp là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và đặc biệt là ở phụ nữ mang thai vì lúc này sức đề kháng còn yếu nên dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khuẩn. Bệnh gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nhiều nguy cơ xấu tới sản phụ và thai nhi.
Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu cấp ở phụ nữ mang thai cần lưu ý những gì?
1. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Tác nhân gây bệnh chính được biết đến là vi khuẩn E.coli. Khi bị đào thải ra bên ngoài qua phân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại các cơ quan cận hậu môn khác trong đó chủ yếu là đường tiết niệu và âm đạo.
Khi mang thai, khối lượng của tử cung tăng lên sẽ chèn ép vào đường tiết niệu gây gây ứ đọng nước tiểu. Lúc này, nước tiểu có xu hướng bị trào ngược lại từ bàng quang lên trên niệu đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Không chỉ vậy, khi vi khuẩn phát triển gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể xâm nhập tới bàng quang gây viêm bàng quang, ảnh hưởng tới thận và lan dần có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu.
Bệnh viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ mang thia đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
2. Viêm đường tiết niệu cấp có nguy hiểm với sản phụ không?
Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của sản phụ suy yếu, đặc biệt ở 3 tháng cuối kỳ sinh nở nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu cũng đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh,… Vì vậy, sản phụ cần được theo dõi các triệu chứng để chẩn đoán và điều trị sớm phòng ngừa những biến chứng khôn lường.
2.1. Các triệu chứng của sản phụ bị viêm đường tiết niệu cấp
– Muốn đi tiểu thường xuyên và nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đều đều rất ít.
– Lúc tiểu có cảm giác nóng rát, khó tiểu, tiểu rắt.
– Lúc không đi tiểu sẽ thường cảm thấy buồn tiểu, khó chịu, ớn lạnh, một số trường hợp khác có thể thấy đau bụng dưới và sốt nhẹ.
– Luôn có cảm giác bị đầy trực tràng.
– Thường xuyên xuất hiện các cơn đau lưng vùng dưới sườn, khó chịu ở bụng, bụng ì ạch.
– Nước tiểu có màu đục cùng mùi khai bất thường, đôi khi có thể có lẫn cả máu nếu bị viêm nhiễm khuẩn nặng.
2.2. Ảnh hưởng đến người mẹ
– Dễ dàng lây lan nếu không được điều trị kịp thời, gây viêm nhiễm ở các cơ quan lân cận như thận, bàng quang, niệu quản,… và dẫn đến viêm đường tiết niệu nặng.
– Viêm nhiễm kéo dài ở ống niệu đạo sẽ để lại những vết sẹo và gây hẹp ống niệu đạo.
– Tình trạng viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như áp xe thận, nhiễm trùng máu, bể thận,… đặc biệt là gây suy thận.
– Một số trường hợp có thể gây ra hiện tượng giật tiền sản và tán huyết ở người mẹ.
2.3. Ảnh hưởng đến thai nhi
Người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm khuẩn nước tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ. Nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có thể gây ra hiện tượng sinh non hoặc nghiêm trọng hơn cả là chết lưu thai trong tử cung.
Tìm hiểu thêm: Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và các phương pháp tán sỏi thận
Viêm đường tiết niệu cấp gây ra những ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi.
3. Điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai
3.1. Điều trị đối với phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang
– Người bệnh được điều trị ngoại trú và sử dụng kháng sinh cùng kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
– Kháng sinh được chỉ định thường là nhóm Beta-lactam vì có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không ảnh hưởng tới thai nhi.
– Uống nhiều nước, ăn tăng cường các loại rau, củ, quả giàu vitamin C.
Lưu ý: thông tin về cách điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định.
3.2. Điều trị trường hợp suy thận, bể thận cấp
– Đây là trường hợp bệnh nguy hiểm nên người bệnh sẽ được điều trị tích cực tại bệnh viện.
– Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ.
– Đánh giá và theo dõi thường xuyên tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp,..
– Trường hợp nếu người bệnh có sỏi hay dị dạng đường tiết niệu, sản phụ sẽ được chăm sóc đặc biệt và được chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Người bệnh cần chủ động thăm khám định kỳ và thực hiện chỉ định từ bác sĩ trong việc điều trị bệnh
4. Phòng tránh viêm đường tiết niệu cấp cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đối tượng rất dễ mắc viêm đường tiết niệu đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối. Một số lưu ý cụ thể mà sản phụ cần quan tâm để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Lưu ý:
– Sinh hoạt điều độ cùng chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp hữu hiệu nhất có thể ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn, tránh tình trạng nhiễm nhiễm đường tiết niệu được áp dụng ở mọi đối tượng.
– Uống nhiều nước (đảm bảo 2-3l nước/ngày) và đi tiểu nhiều lần sẽ giúp loại bỏ hết phần nước tiểu bị đọng lại và ngăn ngừa được vi khuẩn trong nước tiểu xâm nhập vào niệu đạo.
– Lựa chọn đồ lót thoáng mát, sạch sẽ và kích cỡ phù hợp.
– Giữ vệ sinh vùng kín và cả khu vực hậu môn để tránh tình trạng lây nhiễm khuẩn tới các vùng lân cận.
– Tham khảo ý kiến từ bác sĩ để lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, đặc biệt là lúc mang thai. Nên hạn chế sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh không rõ nguồn gốc để tránh gây kích ứng, nhiễm khuẩn.
– Kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ và kiểm tra tình trạng nước tiểu để đảm bảo đường tiết niệu luôn được bảo đảm an toàn.
– Cập nhật kiến thức sức khỏe sinh sản để nắm bắt tốt tình hình nhanh chóng trong trường hợp phát hiện các triệu chứng bệnh và có phương án xử lý kịp thời.
Bệnh viêm đường tiết niệu cấp ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Mỗi người bệnh cần nâng cao cảnh giác và sớm có phương án điều trị khi phát hiện bệnh để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.