Bệnh tiết niệu rất phổ biến, tuy nhiên nhiều bệnh nhân chưa hiểu rõ liệu viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể.
Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
1. Vậy viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn vượt qua hệ thống phòng thủ của cơ thể trong đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến thận, bàng quang và các ống dẫn. Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm đường tiết niệu hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Nhưng nếu chủ quan, tình trạng này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân.
Bệnh viêm đường tiết niệu rất phổ biến
2. Biến chứng viêm tiết niệu nếu không điều trị kịp thời
2.1 Nhiễm trùng tái phát
Nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời, người bị viêm đường tiết niệu sẽ bị nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng viêm nhiễm tái phát là từng được chẩn đoán viêm đường tiết niệu 2 – 3 đợt viêm trở lên trong thời gian 4 – 6 tháng hoặc nhiều hơn 4 lần trong vòng một năm.
2.2 Nhiễm trùng thận
Đây là biến chứng rất nghiêm trọng do vi khuẩn gây viêm cư trú trong bàng quang có thể di chuyển qua đường niệu quản ngược lên thận làm sưng viêm, phù nề các tế bào thận, giảm khả năng bài tiết của thận. Các độc tố và chất thải tích tụ quá lâu trong thận làm xơ hóa thận, tổn thương thận, từ đó tăng nguy cơ suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp.
Tìm hiểu thêm: Điều trị sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất?
2.3 Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không – Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là biến chứng nặng mà người bị viêm đường tiết niệu cần biết. Bởi không những không tự khỏi, mà viêm tiết niệu thậm chí còn tạo đường cho vi khuẩn có thể di chuyển vào máu trong các đợt viêm bùng phát. Từ đó gây nhiễm trùng toàn thân với những triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, tăng nhịp tim bất thường, chóng mặt, hoa mắt,… Biến chứng này có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu nhiễm trùng lan sang thận.
2.4 Biến chứng thai kỳ với thai phụ
Viêm đường tiết niệu nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non hoặc sinh con nhẹ cân thiếu tháng,…
2.5 Viêm lan sang các cơ quan khác
Vi khuẩn gây viêm tiết niệu có thể lây lan sang các cơ quan khác như tinh hoàn, ống dẫn tinh (đối với nam giới) hoặc buồng trứng, tử cung (đối với nữ giới).
2.6 Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không – Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát dài ngày và làm cho quá trình đi vệ sinh chẳng khác nào cực hình do cảm giác đau, nóng rát xuất hiện.
>>>>>Xem thêm: Sỏi thận có di truyền không? sỏi thận có điều trị triệt
Giảm chất lượng tình dục là triệu chứng của viêm đường tiết niệu
2.7 Giảm chất lượng tình dục
Bệnh lý này nam giới thấy rất đau khi cương dương và xuất tinh, thậm chí xuất hiện máu trong tinh dịch. Nữ giới thường bị làm phiền bởi những cơn đau chằn bụng dưới, đau âm đạo. Điều này khiến hai đối tác luôn có cảm giác lo sợ khi quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống chăn gối.