Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới là một bệnh lý khá phổ biến của các chị em khi đường tiết niệu bị viêm mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số thông tin về căn bệnh này trong bài viết sau sẽ giúp chị em tự trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh cũng như hướng điều trị hiệu quả nếu mắc phải viêm đường tiết niệu mãn tính.
Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới có điều trị khỏi không?
1. Viêm đường tiết niệu mãn tính được hiểu như thế nào?
Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu xảy ra tại một hoặc nhiều cơ quan của hệ tiết niệu do vi khuẩn có hại và ký sinh trùng xâm nhập, tấn công gây tổn thương và dẫn đến bị nhiễm trùng. Nếu trong giai đoạn cấp tính, bệnh không được phát hiện và điều trị dứt điểm dẫn đến tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh thường khó điều trị hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
-
Viêm đường tiết niệu cấp tính nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính
2. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ
- Do cấu tạo niệu ở nữ giới ngắn, chỉ dài khoảng 3-4cm, lại gần với âm đạo và hậu môn. Đây là lý do khiến vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển từ vùng này sang vùng khác.
- Vệ sinh cá nhân không đúng cách: đa phần các chị em bị viêm đường tiết niệu là do vệ sinh cá nhân không đúng cách. Việc lau từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới cũng là cơ hội để vi khuẩn di chuyển từ vùng này sang vùng khác.
- Do băng vệ sinh cá nhân: Vào những ngày “đèn đỏ” việc lười thay băng vệ sinh hay thay băng vệ sinh không đúng cách cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
3. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới
Khi viêm đường tiết niệu chuyển sang giai đoạn mãn tính, các triệu chứng bệnh không biểu hiện rầm rộ như giai đoạn cấp tính và thường có các triệu chứng biểu hiện như:
- Các triệu chứng tiểu buốt sẽ giảm đi nhiều so với ở giai đoạn cấp tính nhưng vẫn còn hiện tượng tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Vùng hông chậu nhức mỏi kéo dài, đau lưng, đau vùng bụng dưới và vùng xương mu, đau khi quan hệ tình dục.
- Cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, sốt, sức khỏe giảm
- Khi bệnh diễn biến nặng, vi khuẩn sẽ lây lan lên thận gây viêm thận và suy thận mãn tính.
-
Tìm hiểu thêm: Biện pháp loại bỏ sỏi niệu quản triệt để không mổ
Nữ giới bị viêm đường tiết niệu mãn tính có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt
-
4. Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu mãn tính có nguy hiểm không
Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới không chỉ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Gây vô sinh- hiếm muộn: ở nữ giới, viêm đường tiết niệu khi không được điều trị triệt để và kịp thời sẽ làm tắc vòi trứng, viêm nhiễm buồng trứng làm cản trở quá trình thụ thai dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, viêm đường tiết niệu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai dẫn đến vỡ ối sớm và sinh non.
-
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích
Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
-
- Đời sống sinh hoạt vợ chồng suy giảm: Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh luôn trong tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn dẫn đến sợ quan hệ, lâu dần sẽ dẫn đến lãnh cảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Gây viêm thận, bể thận cấp tính hay suy thận mãn tính: Viêm đường tiết niệu mãn tính nếu không chữa trị dứt điểm sẽ viêm nhiễm lây ngược dòng đến thận gây viêm thận, phá hủy chủ mô thận, làm tắc nghẽn và suy giảm chức năng của thận. Lâu dài, người bệnh có thể bị suy thận vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ, cấy ghép thận.
- Gây tử vong: Khi bị viêm đường tiết niệu mãn tính, bệnh sẽ dễ tái phát thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.
5. Điều trị viêm đường tiết niệu mãn tính
5.1 Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ có chữa được không?
Việc điều trị viêm đường tiết niệu mãn tính thường phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với giai đoạn cấp tính. Nguyên nhân do bệnh lúc này đã gây ra những biến chứng và tổn thương nhiều hơn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tự chữa khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, khó chữa dứt điểm, không những tốn thời gian,chi phí mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để điều trị viêm đường mãn tính được hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm cụ thể, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh đồng thường xem xét mức độ chuyển biến của bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra một liệu trình điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh bao gồm thuốc uống hoặc tiêm hoặc kết hợp cả hai để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất
5.3 Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ được điều trị như thế nào?
Khi bị viêm đường tiết niệu mãn tính, ngoài việc khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, chị em cần chú ý một số vấn đề sau đây để phòng bệnh tái phát:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đào thải vi khuẩn trong hệ tiết niệu ra ngoài.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu để vi khuẩn không có cơ hội phát triển ở bàng quang.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Chị em cần lựa chọn sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo hoặc dùng các loại sản phẩm có chất tẩy rửa. Nên lau khô trước khi mặc quần áo, tránh ẩm ướt để không tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh phụ khoa.
- Chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh: Luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chị em tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới có thể được điều trị dứt điểm khi người bệnh lựa chọn được cơ sở chuyên khoa uy tín và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hy vọng qua đây giúp chị em hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người thân trong gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.