Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em

Viêm đường tiết niệu sau sinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em bởi lúc này, các mẹ đang cho con bú nên không dám dùng thuốc trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng tránh thông qua bài viết dưới đây nhé chị em.

Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em

1. Những nguyên nhân, triệu chứng của viêm đường tiết niệu sau sinh

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây nhiễm trùng. Đối với phụ nữ sau sinh, nguy cơ bị viêm nhiễm càng cao hơn, bởi vì:

Niệu đạo của phụ nữ ngắn (khoảng 4cm) nên vi khuẩn rất dễ tấn công bàng quang.

Cơ sản chậu giúp giữ không cho rò rỉ nước tiểu trở nên suy yếu sau kỳ sinh nở, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dễ xảy ra.

Bàng quang của phụ nữ mang thai hoạt động kém hơn, nước tiểu không thoát hết ra ngoài dễ chảy ngược lại niệu quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em

Viêm đường tiết niệu sau sinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ.

Đối với trường hợp sinh mổ, trong quá trình bác sĩ rạch sâu vào tử cung, đường tiết niệu bị tác động, các mẹ dễ bị viêm đường tiết niệu sau sinh mổ. Thêm vào đó, sản dịch sau sinh mổ phần lớn đào thải qua âm đạo khiến môi trường này luôn ẩm ướt, càng dễ gây viêm nhiễm.

Một khi bị viêm đường tiết niệu sau sinh, các mẹ sẽ có những triệu chứng như:

Thường xuyên đi tiểu hoặc có cảm giác buồn tiểu, nhưng lúc đi lại ra lượng nước tiểu rất ít.

Tiểu đau, tiểu buốt, cảm giác châm chích khó chịu, dần dần các mẹ có cảm giác sợ đi tiểu.

Lưng và vùng bụng dưới đau rát

Khi viêm nhiễm nặng lây lan đến thận và tử cung, các mẹ sẽ có cảm giác đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn.

Nước tiểu của người bệnh viêm đường tiết niệu có màu khác thường, đi tiểu khó chịu.

Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em

Đau đớn khi đi tiểu dần dần khiến các mẹ sợ điều này.

2. Cách chữa viêm đường tiết niệu sau sinh

Rất nhiều chị em bị viêm đường tiết niệu sau sinh chấp nhận chịu đựng “sống chung với lũ” vì sợ dùng thuốc làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khuyên rằng các mẹ hãy yên tâm làm theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Các loại thuốc được kê cho mẹ đang cho con bú sẽ không có độc tính cao, không ảnh hưởng đến sự tiết sữa cũng như chất lượng sữa của mẹ.

Việc không điều trị bệnh, chờ đến khi cai sữa con là quan niệm sai lầm bởi bệnh càng để lâu, sẽ càng có nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Những mẹ mới bị viêm nhiễm ở dạng nhẹ cần tưng cường uống các loại nước trái cây, nước lọc để lợi tiểu, loại bỏ dần vi khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Sỏi niệu quản ⅓ trên và cách xử lý

Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em

Uống nhiều nước để đẩy các loại vi khuẩn ra ngoài.

Để phòng ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh, các mẹ hãy tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Uống nhiều nước để bài thải dần vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết.

Uống các loại nước trái cây, đặc biệt là trái nam việt quất. Các nhà khoa học đã chứng minh trong nước ép nam việt quyết giúp dự phòng viêm đường tiết niệu.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể để giúp phá hủy các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín thật tốt. Giai đoạn sau sinh sản dịch còn tiết ra nhiều thì chị em càng phải đặc biệt chú ý hơn.

Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi bởi dễ gây dị ứng, viêm nhiễm.

Mặc quần áo thông thoáng để vùng kín luôn khô ráo.

Giữ vệ sinh sau khi sinh hoạt vợ chồng, đi tiểu sau mỗi lần quan hệ để tống vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em

>>>>>Xem thêm: Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ không ảnh hưởng gì tới chất lượng và lượng sữa tiết ra cho bé bú.

Khi đã có dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu sau sinh, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chị em hãy nhớ đừng chần chừ để bệnh có cơ hội tiến triển. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này,  chị em vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900 55 88 92 của bện viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ nhé.các vấn đề sau sinh

Tin liên quan

  • Phụ nữ sau sinh có được ăn bánh ngọt không
  • Bà đẻ sau sinh có được ăn táo không
  • Phụ nữ sau sinh có được ăn chuối tây không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *