Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có khỏi không?

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô là mẹo điều trị bệnh có nguồn gốc từ lâu trong dân gian. Vậy râu ngô thực sự có hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu? Tìm hiểu thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có khỏi không?

1. Bệnh lý viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Viêm tiết niệu là tình trạng viêm cấp và mãn tính xảy ra ở hệ tiết niệu do vi khuẩn và các loại nấm có hại xâm nhập, tấn công và gây nhiễm trùng.

Người bị viêm đường tiết niệu thường gặp các triệu chứng khó chịu như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau rát. Nước tiểu có màu sắc bất thường như màu đen đục hoặc đôi khi có lẫn máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp hiện tượng đau mỏi kéo dài ở vùng hông chậu, đau lưng và vùng bụng dưới. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, người thiếu sức sống…Bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiểu, hưởng đến chức năng bài tiết và gây tổn thương cơ quan tiết niệu mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

2. Nước râu ngô trong điều trị viêm đường tiết niệu

2.1. Lợi ích của nước râu ngô trong điều trị viêm tiết niệu

Song song với việc sử dụng thuốc Tây để điều trị, một số người bệnh còn tận dụng thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên như râu ngô để giúp giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng khó chịu ở đường tiết niệu.

Râu ngô nằm ở phần đầu của bắp ngô, gồm nhiều sợi nhỏ có màu trắng và nâu nhung. Theo y học cổ truyền, râu ngô tính bình, có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu. Khi uống nước râu ngô hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt cho cơ thể, thanh lọc các độc tố ở thận, bàng quang. Với những tác dụng trên, dược liệu này thường được dùng để trị bệnh tiểu đường  sỏi thận, viêm túi mật viêm bàng quang, viêm niệu quản, …

Ngoài ra, theo nghiên cứu gần đây, các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, K và một số khoáng chất cần thiết có trong râu ngô giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Vì vậy, việc sử dụng nước râu ngô vào sáng sớm có thể thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu và thanh lọc thận. Đồng thời ngăn ngừa quá trình tích tụ khoáng chất và các độc tố trong đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có khỏi không?

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt

2.2. Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có khỏi không?

Mặc dù râu ngô có vai trò trong việc thanh lọc các cặn bã trong hệ tiết niệu nhưng người bệnh cần lưu ý rằng chỉ sử dụng râu ngô không thể điều trị bệnh dứt điểm. Nước râu ngô chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Để điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh tốt nhất nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

3. Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu bằng râu ngô

Để hỗ trợ viêm đường tiết niệu bằng râu ngô, người bệnh có thể áp dụng một trong các cách sau:

3.1. Sắc râu ngô lấy nước uống:

Để đảm bảo dược tính và tác dụng của râu ngô điều trị viêm đường tiết niệu, cần lựa chọn râu ngô màu vàng nâu, óng mượt và tươi.

Rửa sạch râu ngô rồi cho vào nồi đun sôi trong 10-15 phút (100g râu ngô tương ứng 200ml nước). Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước để uống.

Người bệnh nên uống từ 50-60ml nước vào 2 lần sáng – tối. Nên uống khi bụng đói để được tính phát huy tác dụng tốt nhất. Ngoài ra có thể sắc râu ngô với nhiều nước để dùng thay nước lọc hàng ngày.

3.2. Râu ngô kết hợp với mã đề:

Mã đề hay xa tiền thảo hoặc mã đề thảo là một vị thuốc quý. Chúng có tác dụng thẩm thấu và lợi niệu, thích hợp với những trường hợp tiểu tiện không thông, viêm niệu đạo, viêm bàng quang…Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, mã đề có tác dụng trong việc lợi tiểu và kháng sinh. Vì vậy việc kết hợp râu ngô với mã đề có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện và hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm đường tiết niệu.

Người bệnh chuẩn bị 30g râu ngô và 30g mã đề. Rửa sạch rồi đun sôi cùng 200ml nước. Đun tiếp trong vòng 5 phút với lửa nhỏ rồi tăt bếp.Thêm 1 thìa đường vào và khuấy đều. Sau đó chia nước thành 2 lần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Top 5 tiêu chí lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có khỏi không?

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô kết hợp với một số loại thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh

3.3. Râu ngô và các thảo dược khác:

Người bệnh có thể kết hợp râu ngô với các dược liệu có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt như ý dĩ, rau má, mã đề, sài đất…để cải thiện bệnh lý. Phương pháp này thực hiện bằng cách người bệnh cho rau má 50g, sài đất 40g, râu ngô 100g, mã đề 50g, ý dĩ 50g sắc cùng với 600ml nước trong lửa nhỏ đến khi còn 250ml. Chia nước sắc thành 3 phần. Mỗi lần uống một phần cách nhau từ 3 – 4 giờ.

4. Những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu bằng nước râu ngô

Điều trị viêm tiết niệu bằng râu ngô để giảm bớt các triệu chứng khó chịu được áp dụng khá phổ biến từ trước đến nay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lưu ý những thông tin sau:

  • Việc sử dụng râu ngô để điều trị viêm tiết niệu chưa được kiểm chứng khoa học rõ ràng, chỉ mang tính chất dân gian truyền miệng. Tốt nhất người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có khỏi không?

>>>>>Xem thêm: Lưu ý về chế độ ăn của người sỏi thận

Người bệnh viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  • Râu ngô có thể tương tác với một số loại thuốc dùng trong thời gian trị bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tham vấn y khoa trong trường hợp có chỉ định sử dụng phối hợp.
  • Nên lựa chọn râu ngô tươi, sạch và có dược tính mạnh để đạt được kết quả điều trị tối ưu. Đồng thời ngâm rửa dược liệu cẩn thận nhằm hạn chế nguy cơ đau bụng do rối loạn tiêu hóa.

Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và điều trị tích cực theo chỉ định. Bên cạnh đó đừng quên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để rút ngắn thời gian phục hồi và kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *